Tài chính

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất năm 2022

 

 Đồ hoạ: Alex Chu.

Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 27 ngân hàng trong nước, tổng mức dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong năm 2022 đạt hơn 168.200 tỷ đồng, tăng đến 17% so với cùng kì năm trước.

TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro cao nhất gồm BIDV, VietinBank, Vietcombank, VPBank, MB, SHB, Sacombank, LienVietPostBank, ACB và Techcombank. Tổng mức trích lập của các ngân hàng này đạt gần 145.800 tỷ đồng, chiếm 87% tổng trích lập của các nhà băng được thống kê.

Trong đó, BIDV tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về mức dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong năm 2022 với 38.198 tỷ đồng, tương đương tăng gần 31% so với cùng kỳ.

Đứng thứ hai về trích lập dự phòng là Vietinbank với 29.764 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Theo sau là Vietcombank với số dư dự phòng rủi ro cho vay đạt 24.779 tỷ đồng, giảm 4% so với năm ngoái.

Xét về con số tương đối, trong số các nhà băng ghi nhận tăng trưởng trích lập dự phòng so với cùng kỳ, Kienlongbank, SHB và LienVietPostBank là những ngân hàng có mức tăng cao nhất. Một số ngân hàng khác cũng có trích lập dự phòng tăng mạnh so với năm 2021 như VPBank, MB, SeABank, BaoVietBank, NCB,...

Ở chiều ngược lại, có 8 ngân hàng ghi nhận số dư dự phòng rủi ro giảm so với năm ngoái bao gồm Vietcombank, Sacombank, ACB, MSB, Eximbank, Nam A Bank, Bac A Bank và Vietbank. Hầu hết ngân hàng nêu tên có tỷ lệ nợ xấu thấp trong hệ thống, riêng Vietbank tỷ lệ nợ xấu lên đến 3,65%.

Dự phòng rủi ro cho vay các ngân hàng năm 2021

Nguồn: Phương Nga tổng hợp.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm