Kinh doanh

Tổng thống Trump thúc đẩy thỏa thuận lịch sử: 200 "chim sắt" huyền thoại của Boeing cất cánh

Đơn hàng lịch sử của Boeing dưới bàn tay của Tổng thống Donald Trump

Trong khuôn khổ chuyến công du vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua máy bay phản lực lớn nhất trong lịch sử của Boeing với Qatar Airways . Theo thông báo từ Nhà Trắng, giá trị của hợp đồng máy bay là khoảng 96 tỉ USD.

Thông cáo sau đó từ hãng hàng không Qatar Airways cho biết, hợp đồng gồm 130 chiếc Boeing 787 và 30 máy bay Boeing 777-9 thuộc dòng 777X, đi kèm quyền chọn mua thêm 50 tàu bay thuộc hai dòng này trong tương lai.

Với những chiếc 787, Qatar Airways chọn động cơ GEnx do tập đoàn GE Aerospace của Mỹ thiết kế và chế tạo, thay vì mẫu Rolls-Royce Trent 1000. Trong khi đó, lựa chọn động cơ duy nhất của dòng 777X là GE9X cũng do GE Aerospace sản xuất.Đây là đơn hàng lớn nhất từ trước đến nay của Boeing đối với dòng máy bay thân rộng và dòng 787.

Bên cạnh hợp đồng máy bay, Qatar còn ký với Boeing một số hợp đồng quốc phòng, trong đó có đặt mua máy bay không người lái (UAV) MQ-9B.

Boeing có được đơn hàng lịch sử trong chuyến công du vùng Vịnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh minh họa

Thỏa thuận giữa Qatar và Boeing được đánh giá là mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Trong đó, đơn hàng này giúp Boeing cải thiện triển vọng kinh doanh trong lúc khó khăn, đồng thời tăng cường sự thống trị của hãng tại thị trường Trung Đông.

Theo Boeing, tính đến ngày 30/4, danh sách đơn đặt hàng của Boeing bao gồm 521 đơn đặt hàng Boeing 777X và 828 đơn đặt hàng Boeing 787.

Cũng trong tháng 4, Boeing đã giao 45 máy bay phản lực thương mại, con số này gần gấp đôi số máy bay mà hãng giao cho khách hàng trong cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong số các đơn hàng được giao vào tháng 4 có 2 đơn hàng cho các hãng hàng không Trung Quốc.

Tính chung 4 tháng đầu năm, Boeing đã giao 175 máy bay, bao gồm 133 máy bay 737 MAX, 21 máy bay 787 và 11 máy bay chở hàng 777.

Boeing hiện không còn công bố bảng giá chính thức cho các dòng máy bay của mình. Tuy nhiên, theo bảng giá gần nhất được công bố trước đây, dòng máy bay phản lực tầm xa đắt nhất của hãng là Boeing 777X có giá khoảng 440 triệu USD mỗi chiếc.

Còn đối với dòng 787, từ cuối năm 2024, Boeing đã công bố khoản đầu tư 1 tỉ USD vào các cơ sở sản xuất máy bay ở South Carolina để thúc đẩy sản xuất các máy bay dòng 787 Dreamliner và họ cũng công bố kế hoạch sản xuất trung bình 10 chiếc 787 mỗi tháng vào năm 2026.

Ngoài ra, tại điểm dừng chân đầu tiên của chuyến thăm vùng Vịnh, cụ thể là ở Saudi Arabia, Boeing cũng giành được thỏa thuận 4,8 tỷ USD từ quỹ đầu tư quốc gia nước này.

Trước đó, hãng hàng không Emirates đã đặt hơn 100 máy bay Boeing tại Triển lãm hàng không Dubai gần đây nhất vào năm 2023.

Năm 2014, Emirates cũng đã đặt 150 máy bay Boeing 777X – một đơn hàng kỷ lục thời điểm đó.

Nhiều thỏa thuận trị giá ngàn tỉ USD của ông Trump

Bên cạnh thỏa thuận lớn về hàng không, chuyến công du kéo dài 4 ngày của của Tổng thống Trump cũng ghi dấu bởi nhiều thỏa thuận lớn khác đã được ký kết bao gồm cam kết đầu tư 600 tỷ USD từ Ả rập Xê út vào Mỹ và 142 tỷ USD trong doanh số bán vũ khí của Mỹ cho vương quốc này.

Bên cạnh đó, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump đã được các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 200 tỷ USD giữa Mỹ và UAE trong chuyến thăm của ông chủ Nhà Trắng tới quốc gia vùng Vịnh.

Hai bên cam kết thỏa thuận hợp tác trị giá 14,5 tỷ USD giữa hãng hàng không Etihad Airways và tập đoàn Boeing.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

5 đồ uống bổ não

Ngoài trà xanh, cà phê, nước ép củ dền và sinh tố quả mọng đều giàu dinh dưỡng cùng chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ não, tăng cường trí nhớ.

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...

Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn xử lý trụ sở, tài sản dôi dư sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa có hướng dẫn bổ sung về việc bàn giao, quản lý, xử lý tài sản công sau sáp nhập tỉnh thành. Trong đó đã có quy định cụ thể đối với tài sản kết cấu hạ tầng do cấp xã, huyện quản lý, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, và các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Trầm cảm vì vợ cũ bạo hành

Người đàn ông ở Hà Nội rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu sau hôn nhân ngắn ngủi đầy bạo hành tinh thần.

Vì sao đồ uống có đường lại dễ "gây nghiện" với giới trẻ?

Theo PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền - Trưởng Khoa Hóa sinh và chuyển hóa dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, sự hấp dẫn của đồ uống có đường đã đánh trúng vào sở thích, thị hiếu của đa số thanh thiếu nhi và nhanh chóng tạo ra sự thiếu kiểm soát khi sử dụng, dẫn tới những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thế hệ trẻ.

Làm gì với hàng triệu tấn pin xe điện hết vòng đời?

Cùng với tốc độ tăng trưởng như vũ bão của xe điện, dự kiến đến năm 2035 sẽ có hơn 11 triệu tấn pin bị loại bỏ, tăng gấp 10 lần so với số liệu hiện nay. Ít ai biết rằng, pin xe điện đã qua sử dụng vẫn còn rất nhiều giá trị, không những không đe dọa tới môi trường như lo ngại của nhiều người mà ngược lại còn hỗ trợ rất lớn cho công cuộc chuyển đổi năng lượng xanh.

Khi đua mở rộng không còn là chìa khóa tăng trưởng: Cú lật thế cờ giữa Phúc Long, Katinat và The Coffee House

Thị trường cà phê chuỗi Việt Nam đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc rõ nét. Trong khi Phúc Long tăng tốc nhờ mô hình kiosk linh hoạt, Katinat mở rộng có chọn lọc với chiến lược tập trung vào trải nghiệm, thì The Coffee House – từng là biểu tượng dẫn đầu – lại chứng kiến sự thu hẹp đáng kể cả về quy mô lẫn sức ảnh hưởng.

Biển Đông đón khoảng 11 cơn bão

Trong mùa mưa bão năm nay, Biển Đông có khả năng đón khoảng 11 cơn bão, một nửa trong số này có thể đổ bộ vào đất liền nước ta.

Lo ngại doanh nghiệp trục lợi từ chính sách ưu đãi

Thảo luận tại Quốc hội sáng 16/5, đại biểu lo ngại rằng nếu không có cơ chế hậu kiểm đủ mạnh, minh bạch và hiệu quả thì các chính sách hỗ trợ rất dễ trở thành kẽ hở giúp các 'công ty ma' lợi dụng để trục lợi.