Khi đến một độ tuổi nhất định, lượng canxi trong cơ thể bị mất đi sẽ làm giảm mật độ xương, khiến xương khớp yếu dần, đau lưng cũng xuất hiện và đầu tóc bạc trắng là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, do vóc dáng mỗi người khác nhau nên những thay đổi trong quá trình phát triển của tóc cũng khác nhau. Có nhiều người trẻ tuổi nhưng tóc đã bạc, điều này không chỉ khiến họ cảm thấy phiền phức mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh của các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Đầu tiên, chúng ta cần biết trước các yếu tố có thể hình thành tóc bạc thường gặp nhất.
Các yếu tố hình thành nên tóc bạc
1. Nguyên nhân do di truyền
Sự phát triển của cơ thể chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố di truyền. Tóc bạc cũng theo một xu hướng di truyền gia đình nhất định, đặc biệt là trường hợp tóc bạc ở tuổi vị thành niên.
2. Quá áp lực
Với nhịp sống ngày càng tăng tốc, áp lực công việc ngày càng nhiều dẫn đến căng thẳng quá độ. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ mất ngủ, giảm sức đề kháng miễn dịch, ức chế quá trình sản sinh hắc tố, khiến tóc bạc ngày càng nhiều.
3. Thiếu dinh dưỡng
Giống như các cơ quan và mô khác nhau của cơ thể, tóc cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể thiếu chất đạm thực vật gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 sẽ khiến tóc thiếu dưỡng chất và bạc trắng.
4. Lão hóa
Với sự gia tăng của tuổi tác, chức năng của các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ dần dần suy giảm, kéo theo sự suy giảm của tất cả các khía cạnh tổng thể, điển hình là sự hình thành tóc bạc. Nguyên nhân là do đến một độ tuổi nhất định, hoạt động của các tế bào hắc tố giảm dần, quá trình sản sinh hắc tố cũng giảm đi khiến màu tóc nhạt đi và hình thành nên tóc bạc.
Tóc bạc sớm ở 3 vị trí này có thể là dấu hiệu suy yếu của 3 cơ quan quan trọng
Tóc bạc ở trán: ảnh hưởng lá lách và rối loạn dạ dày
Là trung tâm đầu tiên của cơ thể con người, trán liên quan đến tỳ và dạ dày. Do đó, vùng trán bị lão hóa sẽ dẫn đến sự suy giảm chức năng của lá lách và dạ dày, đồng thời tóc ở khu vực này cũng sẽ có dấu hiệu bạc trắng.
Tóc bạc ở trán là dấu hiệu lá lách và dạ dày bị ảnh hưởng. Ảnh: Sohu
Để đối phó với vấn đề này, bạn nên bảo vệ lá lách và dạ dày kịp thời trong cuộc sống hàng ngày. Trước hết, hãy chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ ba bữa một ngày đúng giờ và đủ lượng, chú ý kết hợp thịt và rau để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đồng thời hạn chế thức ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ.
Đối với những người tỳ vị hư yếu thì nên chú ý đến các biện pháp giữ ấm rốn, giúp điều hòa sự thiếu hụt của tỳ vị và dạ dày tốt hơn.
Tóc trắng ở thái dương – tổn thương gan và túi mật
Vùng phản chiếu phủ tạng tương ứng với thái dương là gan và túi mật. Nóng giận quá độ hoặc quá lo lắng, cáu gắt sẽ dẫn đến tóc trắng hai bên thái dương. Những người hay mất bình tĩnh cũng có xu hướng bị bạc tóc ở khu vực này. Trường hợp này thường kèm theo chứng khô miệng, đắng miệng. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương cho lá lách và dạ dày.
Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chú ý hơn đến việc điều hòa sức khỏe của gan và túi mật. Trong cuộc sống hàng ngày, nên ăn nhiều thực phẩm như gan lợn, long nhãn, các loại rau xanh, nấm… để bồi bổ và bảo vệ gan.
Đồng thời, chú ý học cách điều chỉnh, kiềm chế cảm xúc cá nhân. Trong cuộc sống cần có thái độ sống ôn hòa, lạc quan; tránh cảm xúc vui buồn quá mức; thường xuyên trò chuyện với người thân trong gia đình, bạn bè; giải tỏa áp lực nội tâm để giảm nóng giận và bảo vệ gan.
Tóc bạc sau đầu - thận khí không đủ
Nếu một người thường xuyên mọc tóc trắng ở sau đầu, có khả năng là do thận khí không đủ. Vị trí này tương ứng với vùng phản xạ của kinh mạch bàng quang. Nếu thận yếu sẽ dẫn tới rối loạn tiểu tiện, như tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, v.v.
Do vậy, để bổ thận tráng dương, trong cuộc sống hàng ngày có thể ăn nhiều thịt lươn, hải sâm, thịt cừu, thận động vật. Ngoài ra, quả mâm xôi, hạt dẻ cũng có khả năng bồi bổ và hồi phục thận khí.
Tóc bạc sau đầu là dấu hiệu của thận khí không đủ. Ảnh: Sohu
Làm thế nào để tránh tóc bạc?
1. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Mỗi người dành một phần ba cuộc đời cho giấc ngủ. Vì vậy, cần đảm bảo giấc ngủ đủ và ngủ ngon để thúc đẩy quá trình nghỉ ngơi và điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, đồng thời giảm gánh nặng cho cơ thể, thúc đẩy sản xuất melanin, giảm bạc tóc.
2. Giữ tâm trạng thoải mái
Học cách điều chỉnh trong cuộc sống hàng ngày, tiết chế cảm xúc cá nhân, giữ thái độ ôn hòa, lạc quan, tránh những cảm xúc tiêu cực thái quá để giảm tác động đến các cơ quan nội tạng.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục có lợi cho việc nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Tích cực vận động sẽ đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, thúc đẩy trao đổi chất và đào thải các chất có hại, giảm gánh nặng cho cơ thể. Tăng tốc lưu thông máu trong cơ thể cũng có thể kích hoạt các cơ quan, mô và tế bào khác nhau, thúc đẩy sản xuất melanin và làm giảm sự gia tăng của tóc bạc.
4. Bảo vệ thận
Thận chính là căn nguyên sinh ra tóc, thận khí không đủ sẽ dẫn đến tóc bạc. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta nên chú ý bảo vệ thận, ăn nhiều đậu đen, hạt vừng đen, cây sói rừng, quả dâu tằm đen để bồi bổ cho thận.
*Theo: Sohu