Tài chính

Tìm mọi cách để mua khí đốt Nga, quốc gia đồng minh của Mỹ nay "đứng ngồi không yên" vì lệnh trừng phạt mới của Washington nhằm vào Moscow

1 tuần trước, chính quyền Biden đã áp các biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với ngành năng lượng của Nga, bao gồm quy định hạn chế với các tàu xuất khẩu dầu từ dự án Sakhalin-2 ở phía bắc Nhật Bản. Nếu những quy định này khiến hoạt động sản xuất dầu thô từ địa điểm này bị ngừng lại, thì lượng khí đốt được xuất khẩu cũng có thể gặp rủi ro.

Trong khi đó, Nhật Bản là một đối tác mua LNG lớn của Nga và nhập khẩu khoảng 8% lượng khí đốt từ Sakhalin-2 vào năm ngoái. Tính đến tháng 8/2024, lượng LNG nhập khẩu của Nhật Bản từ Nga tăng vọt 49% so với cùng kỳ năm trước.

Năm ngoái, các công ty năng lượng Nhật Bản như Osaka Gas đã tuyên bố rằng hoạt động mua LNG của họ từ Sakhalin-2 vẫn không bị ảnh hưởng vì họ không sử dụng Gazprombank để giao dịch.

Shinichi Sasayama, chủ tịch của công ty nhập khẩu năng lượng Tokyo Gas, cho hay: “Chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này với các bên liên quan để đảm bảo Nhật Bản có được lượng khí đốt cần thiết. Việc điều tra cũng nằm trong khả năng, nhằm xác định tác động từ lệnh trừng phạt sẽ có quy mô ra sao.”

Một trong 3 giàn khai thác của Sakhalin-2 là Lunskaya sản xuất cả khí đốt tự nhiên và khí đốt ngưng tụ (được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm như xăng, dầu hỏa dầu diesel), 2 loại nhiên liệu này sẽ được phân loại ở cơ sở trên đất liền. Nếu lệnh hạn chế xuất khẩu dầu khiến hoạt động phân loại khí đốt ngưng không thực hiện được trên đất liền, thì các cơ sở này sẽ phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến khí đốt.

Theo chuyên gia, nếu hoạt động mua bán dầu và khí ngưng tụ thực sự dừng lại thì việc sản xuất khí đốt cũng sẽ phải dừng lại vì các cơ sở lưu trữ đã đầy.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ không áp dụng với dầu và khí đốt trong quá trình khai thác, sản xuất mà chỉ nhắm đến các tàu chở dầu. Các chuyến hàng bán dầu khó có thể dừng lại ngay lập tức vì các lệnh trừng phạt vẫn có độ trễ. Nhìn chung, hoạt động của Lunskaya sẽ phụ thuộc vào việc Nga có tìm được các tàu khác để thay thế cho các tàu bị trừng phạt hay không, có thể là sử dụng đội “tàu ma”.

Song, việc thay thế tàu được cho là không dễ dàng, khi 3 tàu chở dầu mà Sakhalin-2 sử dụng lại có thiết bị lấy hàng không nằm trong tiêu chuẩn đối với các tàu chở dầu.

Lunskaya là nguồn cung cấp chính cho nhà máy khí đốt hoá lỏng của Sakhalin-2, có sản lượng hàng ngày hơn 50 triệu mét khối. Nhà máy này cũng bán ra 50.000 thùng khí đốt hoá lỏng/ngày, tương đương khoảng 2 chuyến tàu chở dầu mỗi tháng.

Hiện tại, các đối tác của dự án Sakhalin-2 bao gồm Mitsubishi và Mitsui cho biết họ biết về lệnh trừng phạt mới và đang cân nhắc thêm.

Theo Nikkei Asia, việc thay thế hoàn toàn nguồn cung LNG từ Sakhalin-2 bằng cách mua giao ngay sẽ khiến Nhật Bản phải chịu mức chi phí nhập khẩu tăng thêm khoảng 1,8 nghìn tỷ yên (12 tỷ USD). Đây là một quyết định có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng đối với quốc gia châu Á "nghèo" năng lượng này.

Sakhalin-2 sản xuất 10 triệu tấn LNG mỗi năm, trong đó khoảng 60% sản lượng được chuyển đến Nhật Bản. Con số này chiếm gần như toàn bộ lượng LNG Nhật Bản nhập khẩu từ Nga.

Hồi tháng 11, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản, Yoji Muto,  cho biết nước này sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn chặn sự gián đoạn trong việc đảm bảo nguồn cung LNG từ dự án Sakhalin-2. Ông cũng chỉ ra Sakhalin-2 rất quan trọng với vấn đề an ninh năng lượng của Nhật Bản.  

Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm