Bất động sản

Thủ tướng yêu cầu điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai

Sáng 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết 18 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao" và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18 làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: VGP)

Kết luận hội nghị, Thủ tướng nêu rõ đất đai là vấn đề khó, nhạy cảm, phức tạp nên phải kiên trì, kiên định; hết sức lắng nghe các ý kiến nhà quản lý, nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp; không cầu toàn, không nóng vội trong quá trình điều chỉnh, bổ sung; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện hiệu quả, đa số đồng tình thì bổ sung, luật hóa, đảm bảo linh hoạt, hiệu quả, phù hợp tình hình mới.

Với quan điểm đó, Thủ tướng yêu cầu cơ quan chủ trì tổng hợp một số nội dung làm cơ sở để các cơ quan bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Chính trị.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý, cần khẳng định Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là một văn kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở chính trị để tiếp tục hoàn thiện và thực thi hiệu quả chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian tới.

Trong bối cảnh tình hình mới, nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong kỷ nguyên mới, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước mới ban hành, cần đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 18.

Khẳng định, đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý, Thủ tướng cho rằng đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước; quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nhiệm vụ, giải pháp về tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý, sử dụng đất.

Trong đó, điều chỉnh, bổ sung các giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất, khai thác hiệu quả tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của từng vùng, khu vực. Cùng đó là các giải pháp về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; về giá đất, tài chính đất đai; một số vấn đề về đất đai có yếu tố nước ngoài.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện các tài liệu dự thảo báo cáo, tờ trình, kết luận trình cấp có thẩm quyền đảm bảo thời gian, chất lượng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP)

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP)

Hội nghị đánh giá, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 18 và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, các chính sách pháp luật về đất đai được triển khai đồng bộ, thu được kết quả tích cực. Trong đó, thể chế hóa đầy đủ quan điểm "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; hoàn thiện thể chế, chính sách và sử dụng đất đai.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; giải quyết cơ bản những hạn chế, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý, sử dụng đất…

Các đại biểu thẳng thắn thừa nhận rằng nhận thức về chế độ sở hữu toàn dân về đất đai vẫn còn hạn chế; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần điều chỉnh phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp; các vấn đề liên quan giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nảy sinh một số vướng mắc; giá đất chưa thể hiện rõ vai trò điều tiết của Nhà nước…

Do đó, các đại biểu cho rằng cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Nghị quyết 18 làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Các tin khác

Triệt phá nhóm lừa đảo, rửa tiền quy mô 1.200 tỷ đồng: Đối tượng cầm đầu chuyên code web đồi truỵ

Kết quả điều tra xác định: Các đối tượng có trình độ hoặc am hiểu, yêu thích tìm hiểu công nghệ thực hiện hành vi phạm tội thông qua việc quản trị hệ thống trung gian thanh toán trái phép hoạt động online được tích hợp trực tiếp với các cổng game online trái phép - địa chỉ IP ở nước ngoài.

Người đàn ông tử vong sau 20 ngày bị chó cắn vào tay

Một người đàn ông ở Đắk Lắk bị chó cắn ở tay. Sau đó khoảng 20 ngày, anh này có biểu hiện tức ngực, khó thở, sợ gió, sợ nước được người nhà đưa đi nhập viện theo dõi nhưng đã tử vong.

Miền Bắc mưa lớn đỉnh điểm

Từ sáng nay (11/7) đến đêm mai sẽ là đỉnh điểm đợt mưa lớn đang diễn ra ở miền Bắc. Mưa xuất hiện theo đợt với cường độ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trọng tâm mưa là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh.

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều nay 10.7, giá xăng dầu đồng loạt được điều chỉnh tăng, trừ giá dầu mazut 180CST 3.5S.

Bitcoin tăng vọt, lập kỷ lục mới cao nhất mọi thời đại, thị trường tiền số tiếp tục nóng lên

Giá Bitcoin vừa chạm mốc cao nhất lịch sử, gần 112.000 USD, nhờ sự quan tâm ngày càng lớn từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách cởi mở của chính quyền Mỹ đối với tiền mã hóa. Đợt tăng giá này không chỉ giúp đồng tiền số lớn nhất thế giới bứt phá mà còn kéo theo đà tăng của nhiều đồng tiền điện tử và cổ phiếu liên quan.

Tin mới vụ hố tử thần "há miệng" bên quốc lộ ở Phú Thọ

Sau phản ánh của báo Tiền Phong về hố sụt lún nguy hiểm bên Quốc lộ 12B (Phú Thọ), lực lượng chức năng địa phương đã đổ đất lấp đầy hố. Chính quyền địa phương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát hiện tượng sụt lún để xử lý căn cơ.

Bitcoin đắt nhất lịch sử, giá vàng và cổ phiếu nóng sốt

Giá vàng tăng nhẹ trong bối cảnh đồng USD và lợi suất trái phiếu giảm, trong khi bitcoin đạt mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi sự chấp nhận ngày càng tăng của các tổ chức tài chính. Cả hai thị trường đều phản ứng trước động thái mở rộng thuế quan của ông Trump tác động mạnh thị trường tài chính toàn cầu.