Bất động sản

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh "đất hẹp người đông" lập kế hoạch lấn biển để có không gian phát triển

 - Ảnh 1.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; kinh tế chưa có bước phát triển bứt phá, đột phá. Quy mô nền kinh tế nhỏ, hiệu quả, sức cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tổng mức bán lẻ và doanh thu tiêu dùng dịch vụ tuy tăng cao nhưng có xu hướng giảm với kết quả 4 tháng các năm 2023, 2024, 2025 lần lượt là 17,9%, 16,5% và 16,1%), theo tường thuật của Tạp chí Đầu tư Tài chính.

Thủ tướng chỉ ra một số tiềm năng, lợi thế nổi bật của tỉnh như truyền thống lịch sử - văn hóa phong phú, nhân dân cần cù, đất hẹp người đông, lực lượng lao động lớn, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là biển và khả năng lấn biển, khai thác hiệu quả quỹ đất.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu Thái Bình trước hết cần chủ động, quyết liệt triển khai tốt việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trên cơ sở bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội.

Nhấn mạnh việc Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan, lưu ý bảo đảm thực hiện thông suốt, hiệu quả dịch vụ công, nhất là dịch vụ công trực tuyến, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, chú trọng xây dựng trung tâm phục vụ hành chính công, chuyển từ trạng thái thụ động sang chủ động phục vụ.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề kết nối nền kinh tế Thái Bình với vùng Đồng bằng sông Hồng, với miền Trung, qua Hải Phòng – Quảng Ninh kết nối với Trung Quốc, kết nối khu vực, kết nối quốc tế.

Trong điều kiện Thái Bình đất hẹp, người đông, Thủ tướng chỉ đạo tỉnh nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, bến cảng, hạ tầng; dành phần đất phía trong để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

 - Ảnh 4.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thái Bình nghiên cứu, khai thác hiệu quả đất đai; phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình phải xong trong năm 2026.

"Lấn biến" xuất hiện trong quy hoạch tỉnh Thái Bình

Theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Bình có mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững; phấn đấu đến năm 2030, Thái Bình là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng; đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được bảo đảm.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình đã xác định 4 trụ cột tăng trưởng, 3 khâu đột phá, 4 không gian kinh tế - xã hội, 3 hành lang kinh tế, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và 6 nhiệm vụ trọng tâm.

Quy hoạch tỉnh Thái Bình cũng có nhiều điểm mới, đột phá như: Mở ra không gian phát triển mới thông qua hoạt động “lấn biển”, Thái Bình phát triển kinh tế hướng biển tạo sự phát triển đột phá ở lĩnh vực cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển; mở rộng không gian lấn biển tạo quỹ đất cho các hoạt động chức năng, hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ đồng bộ, cảnh quan sinh thái ven biển hấp dẫn; xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại với thành phố Thái Bình là đô thị hạt nhân của tỉnh và là một trong những đô thị lớn của vùng, “trở thành đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng”, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại; thành phố cảnh quan hai bên bờ Trà Lý; phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi; phát triển công nghiệp dược - sinh học, sân bay chuyên dụng, đường sắt…

Sắp tới, dự kiến Thái Bình sẽ sáp nhập với Hưng Yên, hình thành tỉnh Hưng Yên mới,  trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.

Các tin khác

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Đồng Nai: Gần 50 nhà ở xã hội được trả lại

Đã có hàng chục căn nhà ở xã hội TP.Biên Hòa được trả lại sau khi Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vào cuộc kiểm tra, đồng thời vận động chủ căn hộ trả lại nếu không có nhu cầu sử dụng.

Thủng màng nhĩ có gây điếc không?

Tôi đi khám, được chẩn đoán thủng màng nhĩ. Thủng màng nhĩ có gây điếc không, điều trị thế nào? (Kim Ly, 35 tuổi, Cần Thơ)

Cổ phiếu Vinpearl "cháy hàng" ngay khi chào sàn

Giá tham chiếu cổ phiếu VPL trong ngày giao dịch đầu tiên tại HoSE là 71.300 đồng/cổ phiếu. Với 1,8 tỷ cổ phiếu lưu hành, doanh nghiệp nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam được định giá gần 130.000 tỷ đồng.

Ghế nóng CEO Bamboo Capital lại đổi chủ

Ông Phạm Hữu Quốc sẽ thay thế ông Hồ Viết Thùy để nắm quyền Tổng giám đốc Bamboo Capital kể từ 12/5, sau khi đã từ chức Giám đốc tài chính và Kế toán trưởng.

Ban Chỉ đạo Trung ương nêu 7 hành vi gây lãng phí cần phòng, chống

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) vừa ban hành Hướng dẫn về các nội dung trọng tâm trong công tác phòng, chống lãng phí, xác định rõ định nghĩa, tiêu chí và 7 nhóm hành vi cần đặc biệt chú trọng xử lý.