Đóng cửa, VN-Index giảm 45,67 điểm (4,03%) còn 1.086,44 điểm, HNX-Index giảm 12,08 điểm (4,83%) về 238,17 điểm, UPCoM-Index giảm 2,2 điểm (2,59%) xuống 82,76 điểm.
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra trong tâm lý giao dịch tiêu cực của nhà đầu tư. Sau pha đạp trụ vào phiên sáng, thị trường phiên chiều liên tục rung lắc mạnh trước áp lực bán tháo từ nhóm midcap và penny. Đóng cửa, VNMidcap giảm 77,02 điểm, VNSmallcap giảm 62,33 điểm. Thị trường ghi nhận gần 200 mã giàm sàn, trong đó hầu hết các mã này đều thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ.
Ngân hàng nhóm ảnh hưởng xấu nhất lên thị trường phiên nay. Các cổ phiếu nằm sàn có nhiều đại diện đến từ các nhóm cổ phiếu vua như TCB, CTG, BID, STB.
Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp với 650,6 triệu cổ phiếu được mua bán, tương đương tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 13.212 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh trên HOSE là 10.066 tỷ đồng.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 44,22 điểm (3,91%) về 1.087,89 điểm, VN30-Index giảm 47,73 điểm (4,14%) xuống 1.104,28 điểm.
Nếu như phiên sáng thị trường giảm điểm chủ yếu do sự lao dốc của loạt mã trụ thì sáng tới phiên chiều áp lực bán còn được chứng kiến ở nhóm midcap và penny. Thị trường rơi vào cảnh bán tháo với hơn 100 mã giảm kịch sàn.
Sau 14h lực bán vẫn tiếp tục gia tăng. Dòng tiền bán ra một cách bất chấp mặc dù thanh khoản khớp lệnh tại thời điểm này là không lớn. Nhà đầu tư đang có lẽ đang chờ đợi một phiên wash out của thị trường, đạp mạnh rồi sẽ hồi phục trở lại.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 26,98 điểm (2,38%) về 1.105,13 điểm, HNX-Index giảm 4,93 điểm (1,97%) còn 245,32 điểm, UPCoM-Index giảm 1,1 điểm (1,29%) xuống 83,86 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận 630 mã giảm giá, 181 mã tăng giá và 129 mã đóng cửa tại giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường suy giảm đáng kế trong phiên sáng nay với chỉ 224,6 triệu đơn vị giao dịch, tương ứng giá trị 4.679 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 3.727 tỷ đồng. Điều này cho thấy dòng tiền tiếp tục chọn cách đứng ngoài trước những diễn biến u ám của thị trường hiện tại.
Về cuối phiên, áp lực bán càng tăng mạnh tại nhóm vốn hóa lớn khiến VN-Index tụt khỏi mốc 1.110 điểm, nhóm VN30 ghi nhận 28 mã giảm giá và chỉ còn 1 mã tăng giá. Trái ngược với diễn biến tiêu cực của thị trường, một số cổ phiếu thanh khoản thấp vẫn ghi nhận tăng điểm như TPC, TTE, HTV, STG, PGV, EMC, KHP, SVT, VID, SMA,...
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 24,33 điểm (2,15%) về 1.107,78 điểm, VN30-Index giảm 27,79 điểm (2,41%) còn 1.124,22 điểm.
Cổ phiếu trụ bị đạp về giữa phiên sáng với sắc đỏ tiếp tục lan rộng. Theo quan sát, PLX là mã duy nhất xanh nhẹ trong rổ VN30, trong khi đó MSN giảm tới 5,8% còn 93.300 đồng/cp, VRE, MWG, SSI, BID, KDH, HPG, VHM, VIB, TPB,.... đồng loạt mất trên 3% thị giá.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 15,42 điểm (1,36%) còn 1.116,69 điểm, HNX-Index giảm 2,76 điểm (1,1%) về 247,5 điểm, UPCoM-Index giảm 0,58 điểm (0,68%) xuống 84,39 điểm.
Đầu phiên VN-Index mở cửa giảm hơn 6 điểm với thanh khoản khớp lệnh khá thấp. Sau đó áp lực bán vẫn tiếp tục dâng cao khiến chỉ số hiện giảm hơn 15 điểm.
Phiên giao dịch thứ Sáu hôm trước, chỉ số chính tuy có hồi phục nhưng chưa có sự xác nhận đáy ngắn hạn, ít nhất cần đợi phiên hàng bắt đáy của ngày thứ Sáu về, tức là chiều phiên ngày mai và chỉ số nhiều khả năng cao sẽ phải test lại quanh mốc 1.100.
Hiện sắc đỏ đang chi phối bảng điện với số mã giảm gấp hơn 5 lần số mã tăng, rổ VN30 cũng bị phe bán áp đảo với 28 mã giảm/1 mã tăng.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 30/9 chìm trong sắc đỏ, khép lại một tuần, một tháng cũng như một quý đầy đau đớn đối với nhà đầu tư. S&P 500 rơi xuống đáy mới trong gần hai năm, Dow Jones thủng mốc 29.000 điểm.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 500 điểm, tương đương 1,71%, và đóng cửa ở 28.725,5 điểm. Đây là lần đầu tiên chỉ số gồm 30 cổ phiếu blue chip này đóng cửa dưới ngưỡng 29.000 kể từ tháng 11/2020. Chỉ số Nasdaq Composite và S&P 500 cùng giảm 1,51% xuống còn lần lượt 10.575,6 điểm và 3.585,6 điểm.