Tài chính

Làn sóng cắt giảm chi phí của các ‘ông lớn’ công nghệ

Hàng nghìn nhân viên của Amazon đã theo dõi cuộc họp định kỳ 6 tháng của công ty vào ngày 17/10 và một câu hỏi lớn được đặt ra: Suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của công ty này trong tương lai như thế nào (?).

CEO Andy Jassy nói rằng Amazon đang thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh kinh tế bất ổn, song 'ông lớn' công nghệ này vẫn sẽ đầu tư vào các 'ván cược' dài hạn, theo Business Insider.

“Không ai trong chúng ta biết chắc điều gì sẽ xảy ra, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế sẽ khó khăn trong tương lai gần. Tôi không chắc điều này sẽ kéo dài trong bao lâu nhưng quan trọng hơn cả là quyết định hướng đi mới trong năm 2023”, vị CEO nói.

Làn sóng cắt giảm chi phí

Một năm trước, ngành công nghiệp này đã từng rất sôi động khi chứng kiến cổ phiếu các công ty công nghệ lớn (Big Tech) tăng vọt, người lao động được hưởng mức lương cao hơn và có thêm nhiều cơ hội việc làm. Số lượng người đứng đầu tại các công ty lớn đã tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch bùng phát.

Nhưng lạm phát dai dẳng cùng với chính sách diều hâu từ Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm cho triển vọng kinh tế trở nên u ám. Giới lãnh đạo của các công ty công nghệ lớn đều đang ở trạng thái chờ đợi đầy lo lắng, chuẩn bị đón nhận cơn bão ập đến bất cứ lúc nào.

Keith Hwang, CEO quỹ đầu tư công nghệ Selcouth Capital Management cho biết: “Tôi nghĩ các công ty này đều nằm trong cái gọi là ‘Great Hesitation’ (tạm dịch: Đại cắt giảm). Không ai rõ về hậu quả cũng như mức độ tồi tệ của nó. Vậy nên điều các công ty này cần làm trước hết là cố gắng cắt giảm các chi phí xuống mức đáng kể".

Tuy vậy, các công ty công nghệ sẽ chịu mức độ tác động khác nhau. Đây được coi là tin tốt cho những công ty như Microsoft, Salesforce, dịch vụ đám mây AWS của Amazon và Google Cloud. Những công ty này có thể cắt giảm nhiều loại chi phí một cách dễ dàng hơn so với một số công ty khác cùng ngành.

Trong thời kỳ suy thoái, chi phí dành cho quảng cáo thường là thứ đầu tiên bị cắt khỏi ngân sách của doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với sự mất mát to lớn đối với những công ty phụ thuộc nhiều vào doanh thu quảng cáo như Meta – công ty mẹ của Facebook hay Google.

John Lovelock, nhà phân tích tại Gartnet cho biết, ngoại trừ Apple, các nhà sản xuất PC và thiết bị điện tử đều có nguy cơ rủi ro cao khi lạm phát đang ảnh hưởng đến sức chi tiêu của người tiêu dùng.

Sa thải trong im lặng

Đầu tháng 10/2022, các nhà quản lý cấp cao của Facebook đã nhận được một chỉ thị từ cấp trên về việc phải cố gắng sa thải hàng nghìn nhân viên trong im lặng.

Chiến thuật ‘sa thải im lặng’ như vậy ngày càng được nhiều công ty áp dụng để tránh phải trả phí thôi việc và công khai những thông tin tiêu cực.

Amazon nổi tiếng với những nhân viên được đánh giá cao và liên tục loại bỏ những nhân viên bị ‘gắn nhãn’ hiệu suất làm việc thấp. Snap - công ty mẹ của Snapchat - cũng đã sử dụng chiến thuật tương tự để sa thải 10% số lượng nhân viên vào tháng 8 vừa qua, một cựu nhân viên công ty cho biết.

Làn sóng cắt giảm chi phí của các ‘ông lớn’ công nghệ - Ảnh 1.

Nhiều Big Tech đang phải cắt giảm ngân sách cho các dự án nghiên cứu và kinh doanh thử nghiệm

Ngay đến cả những công ty hàng đầu như Microsoft, Alphabet hay Meta đều đã thực hiện việc đóng băng tuyển dụng toàn bộ hoặc một phần trong thời gian gần đây.

Nhiều người trong ngành còn tương đối trẻ và chưa trải qua thời kỳ kinh tế suy thoái trong sự nghiệp như cuộc đại suy thoái năm 2008 hay sự sụp đổ của Dot-com năm 2000. Việc đóng hầu bao có thể là sự thức tỉnh thô lỗ đối với những người làm công nghệ đã quen tận hưởng với những đặc quyền ngành, chi tiêu thừa thãi và những nhà tuyển dụng điên cuồng có thể thét ra những mức lương thưởng ‘trên trời’.

Nhiều Big Tech cũng đang phải cắt giảm ngân sách cho các dự án nghiên cứu và kinh doanh thử nghiệm của họ. Amazon từng đóng cửa dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa Amazon Care, một thiết bị gọi video dành cho trẻ em Glow, đồng thời thu nhỏ đội ngũ robot và phòng thí nghiệm ảnh chụp Grand Challenge. Google phải cắt giảm một nửa số dự án trong vườn ươm Khu vực 120, trong khi đó Facebook phải thu nhỏ bộ phận Thử nghiệm sản phẩm mới của mình.

Cuộc khủng hoảng kinh tế bất thường

Nhà phân tích tại Gartnet, Lovelock nhận định các điều kiện kinh tế năm nay khá bất thường và khó có thể dự đoán được.

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy một cuộc suy thoái mà dòng tiền hay việc làm không phải là vấn đề, mà lạm phát mới là nguyên nhân chính của nó. Với cuộc suy thoái ‘bên cung’ kỳ lạ này, các công ty có thể tham khảo các cuộc phục hồi kinh tế năm 1986, 2001 và 2009”, ông cho biết.

Các đợt tăng lãi suất liên tục từ Fed dường như đang gây ra nhiều bất ổn hơn cho nền kinh tế. Patrick Kellenberger, Giám đốc điều hành công ty tuyển dụng công nghệ Betts cho biết, “Mọi công ty công nghệ và cơ quan tuyển dụng ở Mỹ đều hiểu rằng tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới sẽ bị chững lại.”

Nhưng vào cuối tháng này, những người trong ngành đang hy vọng có được hình dung rõ ràng hơn về mức độ ảnh hưởng tới các Big Tech và họ đang điều chỉnh như thế nào cho tương lai.

Trong vài tuần tới, Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft, Netflix và nhiều công ty công nghệ khác sẽ công bố báo cáo tài chính quý 3, cung cấp một số thông tin chi tiết về triển vọng kinh tế công ty nói riêng và toàn ngành nói chung./.

Nguồn tham khảo: Business Insider


Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

CEO sữa IDP tiết lộ lý do ‘làm chuyện ngược đời’ khi đang thua lỗ và bí quyết truyền động lực học tập cho con

“Lợi nhuận và doanh thu là kết quả, không phải nguyên nhân, càng không phải là mục đích cuối cùng của IDP”, CEO CTCP Sữa Quốc Tế (IDP) Đặng Phạm Minh Loan chia sẻ với chúng tôi khi trả lời câu hỏi về lý do lựa chọn chiến lược hướng tới cộng đồng trong khoảng thời gian khó khăn nhất của công ty.

Startup ‘Mua trước, trả sau’ Fundiin nhận đầu tư 5 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A

Công ty công nghệ tài chính ‘Mua trước, trả sau’ (BNPL) tiên phng Fundiin đã huy động thành công 5 triệu USD tại vòng gọi vốn Series A do quỹ ThinkZone Ventures và Trihill Capital cùng dẫn dắt. Số tiền này sẽ được sử dụng để mở rộng với tốc độ nhanh hơn, đầu tư phát triển các sản phẩm mới, cũng như thu hút các nhân sự tài năng trước khi mở rộng sang Indonesia ở vòng series B sắp tới.

Bối rối trước "ma trận" tem an toàn

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng của Diễn đàn Hội quán Các bà mẹ cho biết, bản thân chị đã đi tới 42 tỉnh/thành trên cả nước để tìm hiểu về vùng trồng được quảng bá là rau sạch VietGAP.

Ngân hàng nào đi đầu về áp dụng Basel?

Bên cạnh Basel II, nhiều ngân hàng cũng đã áp dụng Basel III, IFRS 9. Các chuẩn mực quốc tế giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Điều này cũng góp phần giúp hệ thống TCTD nói chung phát triển hiệu quả, bền vững.