Tài chính

Thế giới sắp có cơ hội chứng kiến hiện tượng "trăng hồng" vào cuối tuần

Theo NASA, trăng hồng sẽ xuất hiện từ đầu thứ Sáu đến sáng thứ Hai. Nó sẽ đạt cực điểm chiếu sáng vào thứ Bảy, ngày 16/4, lúc 2:55 chiều theo giờ ET (tức 1:55 sáng ngày 17/4 theo giờ Việt Nam).

Theo cuốn niên giám The Old Farmer’s Almanac, việc gọi tên là trăng hồng không hẳn là vì trăng có màu hồng, mà còn có liên quan đến sự nở hoa vào mùa xuân của hoa chi anh, một loài hoa dại màu hồng có nguồn gốc ở miền đông Bắc Mỹ. Loại hoa này thường được biết đến với tên gọi khác là rêu phlox hay phlox núi.

Theo The Old Farmer’s Almanac, tên gọi mà người Mỹ bản địa dành cho trăng ngày rằm tháng Tư là sự tôn kính mùa xuân. Bộ lạc Dakota gọi nó là "mặt trăng khi dòng suối lại chảy trôi", trong khi bộ tộc Tlingit gọi nó là "mặt trăng khi cây cối đâm chồi", ám chỉ sự kết thúc của mùa đông và sự hồi sinh, phát triển của thực vật khi mùa xuân tới.

Theo NASA, trăng hồng cũng phù hợp với một số ngày lễ tôn giáo. Đối với những người theo đạo Hindu, mặt trăng này đánh dấu lễ Hanuman Jayanti, lễ kỷ niệm vị thần khỉ của đạo Hindu Hanuman. Trăng hồng xuất hiện vào ngày Bak Poya dành cho các Phật tử, đặc biệt là ở Sri Lanka.

Không giống như hai năm trước, trăng hồng tháng Tư này sẽ không phải là siêu trăng. Theo The Old Farmer's Almanac, "Trăng tròn vào tháng Tư mang theo sương giá. Nếu trăng tròn nhợt nhạt, trời có thể sẽ mưa."

Sau trăng hồng, vẫn còn 8 sự kiện trăng tròn sẽ diễn ra vào năm 2022, với hai trong số đó đủ tiêu chuẩn là siêu trăng.

Mặc dù đây là những cái tên phổ biến liên quan đến các lần trăng tròn hàng tháng, nhưng ý nghĩa của mỗi lần trăng tròn có thể khác nhau giữa các bộ lạc thổ dân châu Mỹ.

Nhật thực và nguyệt thực

Sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần và 2 lần nhật thực một phần vào năm 2022, theo The Old Farmer's Almanac.

Nhật thực một phần xảy ra khi mặt trăng đi qua phía trước mặt trời nhưng chỉ chặn một phần ánh sáng của nó. Hãy chắc chắn đeo kính xem năng lượng mặt trời thích hợp để quan sát nhật thực một cách an toàn, vì ánh sáng mặt trời lúc này có thể gây hại cho mắt.

Thế giới sắp có cơ hội chứng kiến hiện tượng trăng hồng vào cuối tuần - Ảnh 1.

Những người ở nam Nam Mỹ, đông nam Thái Bình Dương và bán đảo Nam Cực có thể nhìn thấy nhật thực một phần vào ngày 30/4. Một lần nhật thực nữa vào ngày 25/10 sẽ xuất hiện cho những người ở Greenland, Iceland, Châu Âu, đông bắc Châu Phi, Trung Đông, tây Á, Ấn Độ và tây Trung Quốc chiêm ngưỡng. Bắc Mỹ sẽ không có cơ hội ngắm nhìn nhật thực một phần.

Nguyệt thực chỉ có thể xảy ra khi trăng tròn khi mặt trời, Trái đất và mặt trăng thẳng hàng. Trái đất đổ hai bóng lên mặt trăng trong thời gian nguyệt thực. Penumbra là bóng mờ một phần bên ngoài, và umbra là bóng tối toàn phần.

Khi trăng tròn di chuyển vào bóng của Trái đất, nó sẽ tối đi, nhưng nó sẽ không biến mất. Ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái đất chiếu sáng mặt trăng một cách ấn tượng, khiến nó có màu đỏ - đó là lý do tại sao hiện tượng này thường được gọi là "trăng máu".

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trong khu vực của bạn, nó có thể có màu đỏ gỉ sắt, màu gạch hoặc màu đỏ máu.

Điều này xảy ra bởi vì ánh sáng xanh dương trải qua quá trình tán xạ khí quyển mạnh hơn, vì vậy ánh sáng đỏ sẽ là màu nổi bật nhất khi ánh sáng mặt trời đi qua bầu khí quyển của chúng ta và chiếu nó lên mặt trăng.

Nguyệt thực toàn phần sẽ có thể nhìn thấy đối với những người ở Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ (ngoại trừ những người ở các khu vực phía tây bắc) trong khoảng thời gian 9:31 tối theo giờ ET vào ngày 15/5 (tức 8:31 sáng ngày 16/5 theo giờ Việt Nam) và 2:52 sáng theo giờ ET vào ngày 16/5 (1:52 chiều theo giờ Việt Nam).

Một nguyệt thực toàn phần khác cũng sẽ xuất hiện ở Châu Á, Úc, Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Bắc Mỹ vào ngày 8/11 từ 3:01 đến 8:58 sáng theo giờ ET (tức 2:01 chiều đến 9:58 tối theo giờ Việt Nam). Tuy nhiên, những người ở khu vực phía đông Bắc Mỹ sẽ không quan sát được.

Mưa sao băng

Năm nay đã bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid vào tháng Giêng, và trận mưa sao băng tiếp theo sẽ đạt cực đại vào cuối tháng này.

Thế giới sắp có cơ hội chứng kiến hiện tượng trăng hồng vào cuối tuần - Ảnh 2.

Dưới đây là những ngày cao điểm cho 11 trận mưa sao băng còn lại mà bạn có thể theo dõi trong năm 2022:

• Lyrids: 21-22/4

• Eta Aquariids: 4-5/5

• Southern delta Aquariids: 29-30/7

• Alpha Capricornids: 30-31/7

• Perseids: 11-12/8

• Orionids: 20-21/10

• Southern Taurids: 4-5/11

• Northern Taurids: 11-12/11

• Leonids: 17-18/11

• Geminids: 13-14/12

• Ursids: 21-22/12

Nếu bạn đang sống trong một khu vực đô thị, có thể bạn sẽ muốn lái xe đến một nơi không có nhiều ánh đèn thành phố để có được tầm nhìn tốt nhất.

Tìm một khu vực thoáng đãng để có thể nhìn lên được bầu trời rộng lớn và hãy mang theo một chiếc ghế hay cái chăn để thưởng thức cảnh đẹp của vũ trụ một cách thoải mái. Dù điều này không dễ, nhưng hãy dành ra khoảng 20-30 phút để mắt bạn không nhìn vào màn hình điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác. Điều này sẽ giúp mắt điều chỉnh với bóng tối để dễ nhìn thấy những ngôi sao băng hơn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm