Kỹ năng sống

Thấy tiệm bánh buôn bán phát đạt, chủ mặt bằng tăng giá thuê từ 1,4 tỷ lên 4,2 tỷ đồng/năm: "Không trả được thì tôi cho người khác thuê"

TIN MỚI

Ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, có một tiệm bánh rán rất được người dân địa phương yêu thích vì hương vị thơm ngon độc đáo và giá thành rẻ. Hằng ngày, tiệm bánh này phục vụ rất nhiều khách hàng từ trẻ nhỏ, người già, sinh viên hay khách du lịch. Mọi người đến đây mua bánh đông đến mức phải xếp thành các hàng dài. Điều này khiến những hộ kinh doanh bên cạnh cũng phải ngưỡng mộ.

Thấy việc kinh doanh của tiệm làm ăn phát đạt, ông Phùng, chủ mặt bằng, cũng rất ghen tị. Sau nhiều ngày suy nghĩ, người này đã tìm đến anh Ngô, chủ tiệm bánh, để đề nghị tăng giá thuê từ 400.000 NDT (hơn 1,4 tỷ đồng) lên 600.000 NDT (hơn 2,1 tỷ đồng) mỗi năm. Anh Ngô nghe vậy thì tỏ ra rất bất ngờ, hỏi lại đối phương:

“Tại sao đột nhiên anh lại tăng tiền thuê mặt bằng nhiều như vậy?”

“Mặt bằng này nằm ở vị trí đắc địa nên việc buôn bán của anh mới thuận lợi như thế. Anh không thuê thì người khác cũng đổ xô đến thuê mặt bằng của tôi thôi”, ông Phùng tự tin nói.

Biết ông chủ gây khó dễ cho mình, thế nhưng vì công việc kinh doanh đang ổn định nên anh Ngô không muốn rời đi. Để có tiền trả mặt bằng, người đàn ông này cũng buộc phải tăng giá bánh bao từ 6 xu lên 1 NDT/chiếc (hơn 3.000 đồng). Ban đầu, giá bánh đột ngột tăng lên khiến khách hàng của anh Ngô có chút bất ngờ. Tuy nhiên vì rất thích bánh của tiệm và hiểu được sự khó khăn của ông chủ nên họ vẫn chọn mua bánh ở đây. 

Thấy tiệm bánh đắt khách, chủ mặt bằng ghen tị tăng giá thuê từ 1,4 tỷ lên 4,2 tỷ đồng/năm rồi nhận cái kết đắng khi tuyên bố: “Thà để trống chứ không giảm giá”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: 163.com

1 năm sau đó, khi hợp đồng trên hết hạn, ông Phùng lại gọi điện cho anh Vương và đề nghị tăng tiền thuê mặt bằng lên 1,2 triệu NDT/năm (hơn 4,2 tỷ đồng). Anh Ngô nghe vậy thì tức giận nói: 

“Mỗi chiếc bánh bao tôi bán 1 NDT trong khi giá thuê mặt bằng là 3.287 NDT/ngày. Anh nói xem tôi phải bán bao nhiêu bánh một ngày mới đủ trả tiền cho anh đây?”

“Ý anh là tôi đang làm khó anh đấy hả. Anh thấy không thuê được thì cứ chuyển đi, tôi thà để trống cũng không giảm giá cho anh đâu”, ông Phùng tuyên bố.

Thấy thái độ kiên quyết của chủ mặt bằng, anh Ngô biết nếu mình tiếp tục nhân nhượng thì sẽ tiếp tục bị chèn ép. Khi đó, số tiền thuê mặt bằng không chỉ dừng lại ở con số 1,2 triệu NDT/năm mà sẽ cao hơn nhiều. Do đó, sau vài ngày suy nghĩ, người đàn ông này quyết định dừng hợp đồng thuê mặt bằng với ông Phùng. Nhờ bạn bè và người thân giúp đỡ, anh Ngô cũng nhanh chóng tìm được mặt bằng mới để buôn bán. Nơi đó cách chỗ cũ không xa lại gần chợ và giá thuê cũng rất hợp lý.

Sau khi biết tin tiệm bánh của anh Ngô chuyển chỗ, những khách hàng quen cũng đã tìm đến địa chỉ mới để ủng hộ. Không những thế, vì ở gần chợ nên lượt khách của tiệm bánh cũng nhiều hơn trước. Trong khi đó, về phía ông Phùng, sau khi tiệm anh Ngô chuyển đi, người đàn ông này đã đăng tin cho thuê mặt bằng. Tuy nhiên, sau khi nghe được câu chuyện của ông chủ này với người thuê trước, họ đều bỏ đi. Kết quả, vì mặt bằng bị bỏ trống quá lâu nên ông Phùng chỉ còn cho thuê với giá siêu rẻ để gỡ gạc chút tiền.

Câu chuyện về chủ mặt bằng này sau khi được chia sẻ đã nhận được quan tâm của dư luận Trung Quốc. Nhiều người cho rằng việc tăng giá không quá xa lạ với các tài sản tọa lạc ở vị trí đắc địa. Đa số chủ của những mặt bằng này đều tự tin "làm giá" bởi cho rằng tài sản này là duy nhất, đẹp nhất. Tuy nhiên, điều này lại gây áp lực lên người thuê. Khi khách thuê rời đi, nếu chủ mặt bằng vẫn chưa tìm được người thuê mới thì mỗi tháng họ sẽ mất hàng tỷ đồng. Điều này đúng với trường hợp của chủ mặt bằng trong câu chuyện nói trên. Đa số đều cho rằng người đàn ông này quá tham lam nên mới phải nhận quả đắng.  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm