Xã hội

Thầy giáo M’nông truyền cảm hứng cho buôn làng

Thầy Y Thắng Rơ Yam là Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Ea R’bin, huyện Lắk, Đắk Lắk). Thầy gắn bó với ngôi trường vùng sâu, vùng xa được 18 năm. Chỉ tay về phía con đường bê tông thẳng tắp chạy ngang qua trường, thầy Y Thắng cho hay, đường mới làm, trước đây đất đỏ, nắng bụi mù, mưa nhão nhoẹt. Trước khi vào lớp, thầy trò phải ghé vào chậu nước đặt gần cổng trường, gột rửa bùn đất. Bây giờ, nhà trường vẫn bố trí vài xô nước trước cổng, bởi đường trong buôn làng vẫn còn đất đỏ lấm lem.

Thầy giáo M’nông truyền cảm hứng cho buôn làng - Ảnh 1.

Thầy Y Thắng vận động gia đình cho học sinh đi học trở lại

Theo thầy Y Thắng, học sinh trong trường phần lớn là con em thuần nông, người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Vì mải lo kiếm ăn, nhiều phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con trẻ. Nhiều em vì thế bỏ học giữa chừng. Xác định cái chữ mới giúp học trò thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo, thầy cùng đồng nghiệp kiên trì băng đồi, lội ruộng tìm trẻ đến trường.

Thầy giáo M’nông truyền cảm hứng cho buôn làng - Ảnh 2.

Thầy Y Thắng động viên học sinh quay lại trường

“Nhiều hôm đến nhà phụ huynh nhưng không gặp được ai, chúng tôi buồn nhưng không nản. Ban ngày không gặp, chúng tôi đi buổi tối. Vận động lần 1 chưa thành, chúng tôi đổi hướng tiếp cận, kiên trì cho đến khi học trò quay lại trường mới thôi”, thầy Y Thắng tâm sự.

Nói về cơ duyên với gắn bó với nghề cầm phấn, thầy Y Thắng cho biết, bản thân may mắn hơn nhiều bạn đồng lứa, khi được gia đình cho ăn học đến nơi đến chốn. Đứng trước cơ hội lựa chọn, thầy quyết định theo nghề giáo với mong muốn mang cái chữ, tri thức đến những buôn làng vùng sâu còn nhiều khó khăn.

Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, thầy Y Thắng tình nguyện về Trường THCS Trần Quốc Toản. Ngôi trường này thuộc xã vùng sâu, xa nhất huyện Lắk. Trường cách nhà hơn 50 cây số, đường sá đi lại quá khó khăn. Đôi lúc, chàng trai M’nông từng nản chí. Thế nhưng, nhìn học trò say mê con chữ, thầy lại nhớ đến lý tưởng chọn nghề của mình.

Nhiều học trò của thầy đã trưởng thành, có người nối gót theo nghề cầm phấn, trở thành đồng nghiệp. Như anh Lữ Tuấn Anh Kiệt (giáo viên dạy Âm nhạc, Trường THCS Trần Quốc Toản) - từng là học trò của thầy.

Thầy Anh Kiệt chia sẻ, chính thầy Y Thắng là người truyền cảm hứng để anh vượt qua hoàn cảnh gia đình. Từ đó, thầy Kiệt có thêm nghị lực tìm đến âm nhạc để giải tỏa tâm trạng. Cứ thế, tình yêu âm nhạc dẫn lối để trở thành thầy giáo. Anh Kiệt chọn quay về trường xưa cống hiến, tiếp tục đồng hành cùng thầy Y Thắng thực hiện tiếp ước mơ của mình.


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Một phân khúc bất động sản vẫn được dự báo tăng giá

Cushman & Wakefield nhận định, bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô, thị trường bán lẻ dự kiến sẽ tiếp tục khởi sắc vào cuối năm 2022 và 2023 nhờ sự tích cực mở rộng của các thương hiệu nước ngoài. Theo đó, giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại (TTTM) sẽ tiếp tục tăng giá.

Nhìn thẳng sự thật để có những giải pháp đột phá gỡ khó cho bất động sản

"Ngân hàng Nhà nước nên xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1 - 2%. Nguồn vốn này có thể ưu tiên cho các dự án nhà ở thương mại, các dự án được đầu tư bởi các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế, dự án đảm bảo yếu tố pháp lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt", ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp HoREA nói về giải pháp cấp bách cho lĩnh vực đầu tàu, đang đóng góp tới 11% GDP cả nước là bất động sản (BĐS).