Tài chính

Lạm phát giá thực phẩm ở Anh nhìn từ tách trà: Tăng nhanh kỷ lục và vẫn chưa thể hạ nhiệt

Lạm phát giá thực phẩm ở Anh tăng cao kỷ lục

Trà vốn là một trong những thức uống được ưa chuộng ở Anh, nhưng gần đây chi phí để pha một tách trà ngày càng đắt đỏ do lạm phát giá thực phẩm liên tục tăng cao.

BBC và The Guardian đưa tin, lạm phát giá thực phẩm ở Anh đã tăng lên mức kỷ lục 11,6% vào tháng 10, khi những mặt hàng chủ lực như trà túi lọc, sữa, đường, và các loại thực phẩm tươi sống đều trở nên đắt đỏ hơn.

Theo dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc và công ty dữ liệu Nielsen, lạm phát giá thực phẩm đã tăng từ 10,6% trong tháng 9 lên 11,6% trong tháng 10. Đặc biệt, các loại thực phẩm tươi sống có mức tăng giá đặc biệt cao: từ 12,1% trong tháng 9 lên 13,3% trong tháng 10.

Lạm phát giá thực phẩm ở Anh nhìn từ tách trà: Tăng nhanh kỷ lục và vẫn chưa thể hạ nhiệt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, lạm phát phi thực phẩm trong tháng 10 tăng lên 4,1% từ mức 3,3% của tháng 9 - đồng nghĩa với việc chỉ số này đã tăng 6,6% so với mức cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng kỷ lục.

Nguyên nhân là chi phí nguyên liệu và năng lượng tăng cao, cùng với đó là tình trạng thiếu nhân công.

Cụ thể, trong khi giá lương thực tăng cao do nguồn cung từ Nga và Ukraine - vốn là những nhà xuất khẩu chủ lực về nhiều mặt hàng như dầu hướng dương, lúa mì và phân bón - thì giá xăng dầu tăng cũng khiến các doanh nghiệp phải chi trả nhiều tiền cho vận chuyển hơn.

Tình trạng thiếu nhân công cũng đặt thêm gánh nặng lên vai chủ doanh nghiệp, khi họ phải trả lương cao hơn để "giữ chân" nhân viên, chẳng hạn như các vị trí tài xế xe tải.

Khó khăn chưa dừng lại

Bà Helen Dickinson, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc, cho biết tháng 10 vừa qua là "một tháng khó khăn" đối với người tiêu dùng, khi họ không chỉ phải trả hóa đơn năng lượng đắt đỏ hơn, mà chi phí mua sắm cũng tăng cao hơn trước.

Bà Dickinson nói: "Ngay cả các mặt hàng cơ bản cũng tăng giá, thậm chí đến tách trà cũng đắt hơn do giá trà túi lọc, đường và sữa đều tăng đáng kể."

"Mùa Giáng sinh đang tới rất gần và người tiêu dùng đều mong đợi sẽ có những tín hiệu lạm phát 'hạ nhiệt', nhưng thực tế là các nhà bán lẻ ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn để gánh chịu áp lực từ chuỗi cung ứng", theo bà Dickinson.

Lạm phát giá thực phẩm ở Anh nhìn từ tách trà: Tăng nhanh kỷ lục và vẫn chưa thể hạ nhiệt - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Andy Clarke, cựu Giám đốc điều hành của chuỗi siêu thị Asda, cho biết các nhà bán lẻ đã bắt đầu chứng kiến khách hàng giảm mua sắm.

Ông Clarke cũng dự báo rằng tình trạng tăng giá khó có thể chậm lại trong vài tháng tới: "Trước mắt là một mùa đông khó khăn, và lạm phát thực phẩm rõ ràng đang làm tăng thêm gánh nặng cho các gia đình".

"Các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất đang làm tất cả những gì có thể để giảm chi phí, nhưng có vẻ họ không thể bảo vệ được người tiêu dùng như kỳ vọng của họ", ông Clarke nói.

Bà Dickinson gợi ý rằng chính phủ có thể vào cuộc để hạn chế tình trạng tăng giá thực phẩm bằng cách "đóng băng" giá cả. Bà cho rằng điều đó sẽ giúp các nhà bán lẻ và khách hàng của họ tránh được "hóa đơn gia tăng trị giá 800 triệu bảng Anh".

Mức lạm phát tổng thể ở Anh đã tăng lên 10,1% trong tháng 9, và được dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng.

Các chuyên gia cho rằng mức lạm phát cao sẽ gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Anh phải tăng lãi suất, và nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cơ bản sẽ tăng lên 3% trong cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh vào tuần tới.

Mục đích của việc tăng lãi suất là để khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu ít hơn, với kỳ vọng điều đó sẽ ngăn giá cả tăng nhanh. Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ tháng 12/2022, khi nước này cố gắng đưa mức lạm phát xuống 2%.

Tuy nhiên, lãi suất tăng cũng làm tăng chi phí lãi vay đối với các chủ sở hữu thế chấp và các doanh nghiệp, và các chuyên gia cảnh báo điều này có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế./.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Một phân khúc bất động sản vẫn được dự báo tăng giá

Cushman & Wakefield nhận định, bất chấp những khó khăn về kinh tế vĩ mô, thị trường bán lẻ dự kiến sẽ tiếp tục khởi sắc vào cuối năm 2022 và 2023 nhờ sự tích cực mở rộng của các thương hiệu nước ngoài. Theo đó, giá thuê mặt bằng trung tâm thương mại (TTTM) sẽ tiếp tục tăng giá.

Nhìn thẳng sự thật để có những giải pháp đột phá gỡ khó cho bất động sản

"Ngân hàng Nhà nước nên xem xét nới trần tín dụng thêm khoảng 1 - 2%. Nguồn vốn này có thể ưu tiên cho các dự án nhà ở thương mại, các dự án được đầu tư bởi các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt các nghĩa vụ nộp thuế, dự án đảm bảo yếu tố pháp lý đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt", ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp HoREA nói về giải pháp cấp bách cho lĩnh vực đầu tàu, đang đóng góp tới 11% GDP cả nước là bất động sản (BĐS).

USD giảm nhẹ, đô la Úc và nhân dân tệ tăng vọt do kỳ vọng Trung Quốc mở cửa trở lại

Đồng đô la Úc và nhân dân tệ hồi phục mạnh mẽ trong ngày thứ Ba (29/11) khi tâm lý thị trường được cải thiện bởi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại sau các đợt đóng cửa kéo dài để chống COVID - làm gia tăng lo ngại về tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, USD giảm nhẹ so với euro và yen Nhật.