Tài chính

Tham vọng của Pfizer về thuốc điều trị ung thư

Nhu cầu sụt giảm đối với các sản phẩm liên quan đến COVID-19 là một trong những yếu tố khiến công ty rơi vào tình cảnh trên.

Tại một sự kiện vào tuần rồi, Pfizer đã nhấn mạnh các ưu tiên mới sau khi mua lại Công ty Công nghệ sinh học Seagen (trụ sở ở Mỹ; tập trung nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các phương pháp điều trị ung thư) với giá 43 tỉ USD. 

Thương vụ này đã cải thiện khả năng cung ứng thuốc điều trị ung thư của Pfizer, với tổng số chương trình thử nghiệm tăng lên 60. Công ty này tin rằng họ có thể sản xuất ít nhất 8 loại thuốc "bom tấn" (có doanh số từ 1 tỉ USD trở lên) vào năm 2030.

Tham vọng của Pfizer về thuốc điều trị ung thư- Ảnh 1.

Bên trong cơ sở nghiên cứu và sản xuất của Pfizer ở thị trấn Andover, bang Massachusetts - Mỹ. Ảnh: BLOOMBERG

Theo một số nhà phân tích, có thể mất vài năm để một số thuốc điều trị ung thư đang trong giai đoạn thử nghiệm của Pfizer có được dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cần thiết và trở nên ít rủi ro hơn. 

Danh mục thuốc điều trị ung thư đã có mặt trên thị trường của Pfizer hiện đối mặt một số áp lực cạnh tranh. Chẳng hạn như doanh thu thuốc điều trị ung thư vú Ibrance đã giảm trong năm qua.

Tuy vậy, mục tiêu mới của Pfizer cũng đem lại nhiều kỳ vọng. Theo ông Chris Boshoff, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ung thư của Pfizer, mục tiêu vào cuối thập kỷ này là 2/3 doanh thu từ thuốc điều trị ung thư sẽ đến từ các loại thuốc mới hoặc công dụng điều trị mới của thuốc sẵn có. 

Bộ phận nghiên cứu ung thư cũng có kế hoạch tăng tỉ lệ thuốc sinh học từ 6% hiện nay lên 65% vào năm 2030. Thuốc sinh học là các phương pháp điều trị dựa trên vắc-xin, tế bào gốc và liệu pháp gien.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm