Tài chính

Tăng trưởng tín dụng đến 21/12 đạt 12,87%, lãnh đạo NHNN nói gì về định hướng năm 2023?

Sáng nay (26/12), Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2022, định hướng nhiệm vụ năm 2023.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đến ngày 21/12/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỷ đồng, tăng 12,87% so với cuối năm 2021, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng đến 21/12 vẫn còn cách khá xa so với "room" cho cả năm.

Trước đó, NHNN đã nới hạn mức tín dụng cho hệ thống ngân hàng thêm 1,5%-2%, bổ sung vào chỉ tiêu định hướng đề ra từ đầu năm 14% để tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 của hệ thống có thể đạt khoảng 15,5-16%.

Nguyên tắc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng theo hướng, các TCTD có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Bên cạnh việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng, NHNN cũng yêu cầu các TCTD chủ động cân đối phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên.

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, quyết định mở room tín dụng thêm 1,5-2% không phải chỉ do các doanh nghiệp kêu cần vốn mà do nhiều vấn đề như tỷ giá, lạm phát đã ổn định hơn cho phép ngân hàng được nới thêm.

Năm 2023, NHNN cho biết sẽ tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế; tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Con số hạn mức tăng trưởng cụ thể cho năm tới chưa được công bố.

Cũng tại cuộc họp, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết năm 2023, chính sách tiền tệ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Mặt bằng lạm phát, lãi suất cao và sự dịch chuyển dòng vốn vẫn sẽ tiếp tục duy trì trên toàn cầu.

Lạm phát lõi Việt Nam đang có những dấu hiệu đáng quan ngại, dẫn đến áp lực tạo lạm phát vòng 2. NHNN nhận định, không thể chủ quan với rủi ro lạm phát trong năm tới.

Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến năm 2022 đạt gần 730 tỷ USD, tương đương tới 190% GDP. Do đó, áp lực lạm phát nhập khẩu và tỷ giá là rất lớn trong năm 2023.

Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ được NHNN xem xét rất cẩn trọng, nhưng không có nghĩa cứng nhắc.

“NHNN luôn có thông điệp rõ ràng với thị trường, luôn hỗ trợ cung ứng vốn đẩy đủ, kịp thời cho nền kinh tế nhưng không chủ quan với lạm phát và luôn lấy kiểm soát lạm phát là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong điều hành tín dụng”, ông Quang cho biết.

Ngoài ra, nhìn vào cấu trúc kinh tế Việt Nam, rất nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo tổng dư nợ trên GDP đã lên rất cao, cao nhất trong các nước có thu nhập trung bình thấp. “Với tốc độ GDP tăng khoảng 6-7% hàng năm mà chúng ta duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 12% sẽ gây áp lực rất lớn tới an toàn hệ thống tài chính”, ông Quang nhấn mạnh. Hiện năng lực tài chính của nhiều ngân hàng thương mại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế.

Về điều hành lãi suất, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ nhận định, lãi suất trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, Việt Nam rất khó đi ngược xu hướng chung. Do đó, ngành ngân hàng sẽ cố gắng duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, tiết giảm chi phí để có nguồn lực hỗ trợ khách hàng.

Về tỷ giá, theo ông Quang, sức ép đã giảm đi, nhưng không có nghĩa năm 2023 có thể chủ quan. Nếu lạm phát Mỹ không được kiểm soát như dự báo thì đồng USD có thể những biến động rất lớn. NHNN sẽ có các biện pháp điều hành để tiếp tục duy trì ổn định thị trường ngoại tệ, có thể quay lại mua ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Một đám mây thì nặng bao nhiêu?

Nhắc đến những đám mây, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự bồng bềnh nhẹ nhàng, nhưng liệu bạn có bao giờ thắc mắc một đám mây thực sự nặng bao nhiêu chưa?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát SCB

Sự việc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) có thể coi là điểm nóng của năm 2022. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát đối với ngân hàng này và từng bước duy trì hoạt động ổn định, đồng thời hạn chế những khó khăn cho SCB.

Doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng “Hiệu ứng bánh đà” tạo thành công cho hệ sinh thái

“Hiệu ứng bánh đà” là một trong những bí quyết quan trọng đã giúp Amazon, đế chế thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu, đạt giá trị vốn hóa gần 2 nghìn tỷ đô la trong 25 năm. Hãy thử tìm hiểu về bí quyết này thông qua cách mà Gojek đã đã kiến tạo thành công trải nghiệm số cho mô hình hệ sinh thái của họ.

Giải mã cú bắt tay giữa Thế Giới Di Động và MoMo

Trở thành siêu ứng dụng đầu tiên tích hợp thanh toán tại Bách Hóa Xanh, MoMo vừa hoàn tất hợp tác toàn diện với Tập đoàn Thế Giới Di Động, góp phần làm mới trải nghiệm khách hàng trong hoạt động mua sắm, tiêu dùng.

Bloomberg: TPBank được kỳ vọng sẽ có bước nhảy vọt về lợi nhuận trong năm tới

Chia sẻ với hãng thông tấn Bloomberg vào những ngày cuối cùng của tháng 12/2022, Tổng Giám đốc TPBank, ông Nguyễn Hưng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của TPBank sẽ tăng 15% trong năm 2023 nhờ việc tối ưu chi phí hoạt động khi áp dụng công nghệ toàn diện và một số kế hoạch tìm kiếm nguồn lực mới mở rộng kinh doanh.