Xác định cột mốc
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố Tân Uyên và nhận được sự đồng tình cao, chiếm tỷ lệ 99,88%.
Theo Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, hiện thị xã Tân Uyên đang hoàn thiện các thủ tục để nâng cấp lên thành phố. Trước đó, địa phương này đạt 5/5 tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến, giữa năm nay, Tân Uyên sẽ hoàn thành đề án gửi Sở Nội vụ, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương, sau đó trình Trung ương theo quy định.
Tân Uyên sở hữu hạ tầng kết nối hoàn thiện, tốc độ đô thị hóa nhanh.
Có thể nói, việc thành lập thành phố Tân Uyên là cơ sở để thị xã tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, thu hút các dự án đầu tư để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đô thị. Đây cũng là điều kiện cần để nâng loại đô thị Tân Uyên đạt tiêu chí loại II trước năm 2025.
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tân Uyên những năm qua luôn duy trì ở mức hai con số, thu hút vốn FDI tính đến 2020 đã đạt gần 4 tỷ USD. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người gấp 1,56 lần so với cả nước. Mặt khác, trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tỷ trọng công nghiệp đã chiếm đến hơn 70%, còn thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%/năm.
Dân số toàn thị xã hiện có hơn 421.000 người, tương đương TP Dĩ An và vượt xa TP Thủ Dầu Một với khoảng 341.830 người. Chưa kể, con số này hàng năm tăng cơ học lên thêm 10-15%, kéo theo nhu cầu nhà ở tại Tân Uyên tiếp tục tăng cao.
Đáng chú ý, theo Báo cáo Kế hoạch Phát triển Nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh sẽ dành ra 1.600 ha đất cho các dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 130.000 tỷ đồng. Trong đó, thị xã Tân Uyên đứng đầu khi cần đến 274 ha, vốn đầu tư 22.179 tỷ đồng để phát triển nhà ở mới. Tiếp đến là TP Thủ Dầu Một với 230 ha, vốn đầu tư 18.684 tỷ đồng; TP Dĩ An cần 222,8 ha, vốn đầu tư 18.100 tỷ đồng; TP Thuận An cần 212,4 ha, vốn đầu tư 17.256 tỷ đồng.
Điều này lý giải vì sao, thời gian qua, Tân Uyên nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của thị trường bất động sản phía Nam nhờ tiềm năng rất lớn về nhu cầu nhà ở cùng sự đầu tư nâng cấp đô thị và hạ tầng quy mô lớn.
Giá BĐS liên tục tăng nóng
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn, khi mới manh nha thông tin lên thành phố, nhà đất Tân Uyên đã ghi nhận lượng cầu tăng mạnh so với Thuận An và Thủ Dầu Một. Cá biệt, loại hình nhà phố liền kề trong các khu compoud có lượt tìm kiếm tăng hơn 65%.
Bất động sản Tân Uyên có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ.
Mặt khác, giá BĐS tại thị trường này cũng tăng theo nhu cầu giao dịch. Giai đoạn 2019 - 2020, đất mặt tiền đường Tân Uyên rơi vào khoảng 14 -16 triệu/m2, hiện chạm mức 22-25 triệu/m2, giá đất xa trung tâm có tầm giá 13-15 triệu/m2 thay vì 8-12 triệu/m2 vài năm trước đó. Riêng nhà thấp tầng được đầu tư bài bản dao động ở mức 50-70 triệu/m2, tăng 30-50% so với các năm trước đó.
Nhìn nhận về xu hướng tăng giá nhà đất tại Tân Uyên, đại diện Tập đoàn BĐS An Gia (AGG) cho rằng, đây là động thái tất yếu của thị trường trước một thông tin quy hoạch hạ tầng lớn, có sức ảnh hưởng sâu rộng. Xét vài năm trước khi Dĩ An, Thuận An sắp lên thành phố, giá nhà đất cũng tăng rất nhanh.
Tuy nhiên, đây chưa phải là mức giá cao so với tiềm năng sẵn có về quy hoạch đô thị và thu hút đầu tư ở Tân Uyên. Chưa kể thị trường khu vực này chủ yếu vẫn là giao dịch loại hình đất nền, nhà riêng lẻ. Số lượng dự án quy mô, được đầu tư bài bản, vận hành chuyên nghiệp còn rất ít, chủ yếu là các dự án mới ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, loại hình nhà phố biệt lập, khép kín yên tĩnh - vốn được các chuyên gia, kỹ sư, người có thu nhập cao ưa chuộng lại khá hiếm hoi ở thời điểm này.
Khu biệt lập The Standard được quy hoạch khép kín, đồng bộ.
Tại Tân Uyên hiện chỉ có dự án The Standard được chủ đầu tư An Gia triển khai ngay mặt tiền đường Tân Phước Khánh 10. Theo chủ đầu tư, nhờ lối phát triển sản phẩm mới mẻ mang tính tiên phong tại Bình Dương, 374 căn nhà phố biệt lập tại The Standard ghi nhận sức mua tốt kể cả trong thời gian thị trường bất động sản chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Dự án góp phần nâng cao tiêu chuẩn sống tại "thủ phủ công nghiệp" phía Nam, tạo không gian sống như kỳ vọng của giới chuyên gia, cư dân thành đạt.
"Mặt khác, trong bối cảnh thị trường Bình Dương có nguy cơ bội thực nguồn cung căn hộ, dòng sản phẩm nhà phố biệt lập mang đến một cơ hội sinh lời từ sự khác biệt. Nhiều người mua tìm kiếm lợi nhuận bền vững từ cho thuê, hướng đến nhóm chuyên gia trong và ngoài nước đòi hỏi cao về chất lượng sống. Đây cũng được xem như tài sản tích lũy về lâu dài cho thế hệ tương lai", đại diện An Gia cho biết.
Thời gian tới, Tân Uyên dự kiến sẽ thu hút thêm một lượng lớn các dự án nhà ở có quy mô lớn, được đầu tư bài bản giúp bổ sung thêm mảnh ghép để thúc đẩy tham vọng đô thị hóa, tiến thẳng lên thành phố trực thuộc tỉnh của trước 2025.