Thời sự

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 1.

Cùng với ùn tắc, hiện nay công trình thi công hai cầu vượt thép bổ sung tại nút giao cầu vượt Mai Dịch còn gây bụi bặm, buổi sáng tại đây không khí thường âm u, mù mịt.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 2.

Dự án có tiến độ ban đầu là hoàn thành trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhưng hiện nay công trình đang có thời gian thi công và hoàn thành trong quý II năm nay.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 3.

Ùn tắc, ô nhiễm môi trường thường xuyên xảy ra tại khu vực nút giao Mai Dịch thời gian qua.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 4.

Công trình hạ đê, mở rộng đường Nghi Tàm - Âu Cơ cũng đang đào xới, thi công nhiều năm nay chưa xong.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 5.

Cùng với ùn tắc, người dân tại đây suốt nhiều năm qua đang phải đối diện với công trường dự án bịt nhiều lối đi, ô nhiễm. Dự án cũng đang có tiến độ hoàn thành quý II/2024.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 6.

Công trình hầm Kim Đồng - Giải Phóng (vành đai 2,5) cũng đang thi công các hạng mục trên đường.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 7.

Việc đào xới với diện rộng trên đường Giải Phóng và phố Kim Đồng đang được các đơn vị thi công triển khai ùn tắc, bụi bặm luôn xuất hiện.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 8.

Là một trong những công trình trọng điểm nhưng hiện dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang bị chậm đến 8 năm, nhưng hiện việc thi công các ga ngầm trên đường vẫn chưa xong.

Tận thấy các công trình thi công gây ô nhiễm Hà Nội- Ảnh 9.

Dự án đang phải rào đường, đào xới, thi công trên nhiều tuyến phố gây ảnh hưởng đến giao thông và môi trường.

Theo số liệu quan trắc ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí tại nhiều địa điểm khác nhau tại Việt Nam - PV), sáng 6/3, chỉ số AQI ở nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội dao động chủ yếu ở mức trên 200 đơn vị, mức rất xấu, cảnh báo ảnh hưởng sức khỏe tới tất cả mọi người. Air đánh giá bụi mịn (PM2.5) tại Hà Nội hiện cao gấp 38,2 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Cơ quan quản lý về môi trường của thành phố Hà Nội cho biết, có 12 nguyên nhân gây ô nhiễm trên địa bàn thành phố, gồm: khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; thi công, xây dựng , phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.


Cùng chuyên mục

Đọc thêm