Du thuyền Y721 của tỷ phú Jeff Bezos không chỉ là siêu du thuyền lớn nhất được chế tạo ở Hà Lan mà còn du thuyền buồm lớn nhất thế giới. Y721 gần như gấp đôi chiều dài của một chiếc Airbus A328 và cao hơn đại kim tự tháp Giza khi cột buồm được dựng lên.
Con tàu được làm bởi xưởng đóng tàu Hà Lan Oceano và lấy cảm hứng từ siêu du thuyền buồm Black Pearl. Ảnh: Superyacht Times, Getty
Black Pearl có chiều dài 106 m, 3 cột buồm carbon cao 70 m, khi căng lên có thể đạt diện tích 2.900 m2 trên hệ thống Dynarig lớn nhất thế giới. Các cột buồm có hệ thống gấp khúc, cho phép du thuyền đi qua kênh đào Panama một cách an toàn. Ngoại thất của du thuyền được thiết kế bởi Nuvolari Lenard với vẻ ngoài khác biệt lấy màu đen là chủ đạo.
Được phát triển bởi kiến trúc sư hải quân người Hà Lan Dykstra, hệ thống Dynarig sử dụng các cột buồm đứng tự do với các cánh tay đung đưa mà từ đó, tấm vải buồm có thể được mở ra chỉ bằng một nút bấm. Với công nghệ này, một thành viên thủy thủ đoàn cũng có thể giúp con tàu ra khơi chỉ trong vòng chưa đầy 7 phút. Ảnh: Boat International
Chủ sở hữu của du thuyền là nhà tài phiệt người Nga Oleg Burlakov. Ông qua đời năm 2021, ở tuổi 72 và được cho là người rất có tầm nhìn. Ông là một trong những doanh nhân giàu nhất ở Nga, làm trong ngành dầu mỏ và dịch vụ - tài chính. Sau khi Burlakov mất, chủ nhân tiếp theo của Black Pearl hiện vẫn chưa lộ diện.
Oleg Burlakov đã quyết tâm làm du thuyền “ngọc trai đen” theo hướng tiết kiệm năng lượng nhất có thể. Con tàu có hệ thống động cơ hybrid và khối pin khổng lồ được thiết kế bởi BMT Nigel Gee của Southampton với sự tham gia của các kiến trúc sư hải quân. Ông từng nói: “Chúng ta đang sống trong một thế giới tài nguyên hữu hạn và Black Pearl là nỗ lực của tôi để cho mọi người thấy việc không cần phải tiếp tục tiêu thụ những tài nguyên đó, rằng chúng ta có thể thay đổi và cải thiện tác động của chính mình đối với thế giới tự nhiên”. Ảnh: Superyacht Times, Yacht Bible
Dưới cánh buồm, các chân vịt của du thuyền quay ngược lại, tạo ra công suất lên tới 480 kw để sử dụng và lưu trữ. Nguồn năng lượng này cho phép con tàu hoạt động trong im lặng trong thời gian dài. Đại diện của Dykstra - Naval Architects nhận xét Black Pearl có thể tạo ra đủ năng lượng khi đi thuyền ở tốc độ 20-22 km/h để tắt máy phát điện trong phần lớn thời gian; với những cơn gió tốt, cô ấy sẽ có thể vượt Đại Tây Dương mà không cần đốt một giọt nhiên liệu hóa thạch nào. Ảnh: Boat International
Cách bài trí của con thuyền cũng khác thường ở chỗ chủ nhân đặt trọng tâm vào quán rượu chính và một văn phòng làm việc được chú trọng hơn cả phòng chính của mình ở boong dưới. Du thuyền có 4 cabin đôi dành cho khách và gia đình nên rất nhiều khoảng trống chính được dành cho phòng tập thể dục, với hai cửa mở ra ban công hai bên. Black Pearl còn có thang máy bằng kính, spa, bồn tắm nước nóng và rạp chiếu phim.
Các tiện ích khác của du thuyền gồm có hầm rượu 4.000 chai và phòng thử rượu cùng một câu lạc bộ bãi biển có trần nhà đã được nghiên cứu với đèn để mô phỏng các chòm sao vào ban đêm. Ngoài ra trên tàu còn có phòng chiếu phim ở boong trên, một nhà để xe lớn đủ chứa một chiếc limo Pascoe dài 10m rất đặc biệt. Phía trên là bức tường có thể gập xuống để lộ ra một sân đáp trực thăng. Ảnh: Boat International
Black Pearl thắng giải Kiến trúc Hải quân tốt nhất cho Du thuyền buồm tại Giải thưởng Thiết kế & Sáng tạo du thuyền quốc tế năm 2019. Nó có tốc độ hành trình 22 km/h và tốc độ tối đa 27 km/h. Ảnh: YouTube Louis Nineteen