Tài chính

SCB còn bao nhiêu phòng giao dịch sau khi liên tiếp đóng cửa?

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa cập nhật danh sách các phòng giao dịch sau khi sáp nhập các địa phương.

Tính đến ngày 15/7, SCB chỉ còn duy trì 54 phòng giao dịch tại 20 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Con số này tương đương khoảng 25% so với 207 phòng giao dịch từng hoạt động trước khi SCB đóng cửa 153 phòng giao dịch chỉ trong hai năm.

Với 19 điểm giao dịch, TPHCM vẫn là địa phương có nhiều điểm giao dịch SCB nhất so với các tỉnh thành còn lại. 

Tại Hà Nội, dù đã đóng cửa nhiều điểm giao dịch nhưng SCB vẫn còn 8 phòng giao dịch. 

Hải Phòng và Vĩnh Long, mỗi địa phương có 3 phòng giao dịch của SCB. Các tỉnh, thành phố: An Giang, Gia Lai, Tây Ninh, Đà Nẵng, và Đồng Tháp đều có hai phòng giao dịch SCB.

Các tỉnh, thành phố còn lại, mỗi địa phương SCB có 1 phòng giao dịch, bao gồm: Bắc Ninh, Cà Mau, Cần Thơ, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Đồng Nai.

Việc SCB đồng loạt đóng cửa phòng giao dịch diễn ra sau khi đại án Trương Mỹ Lan - cổ đông chi phối của ngân hàng - bị phanh phui. Việc cắt giảm diễn ra ồ ạt từ tháng 6/2023 và đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại.

Chỉ riêng trong năm 2024, ngân hàng đã chấm dứt hoạt động tới 95 điểm giao dịch.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, có 14 phòng giao dịch SCB dừng hoạt động. Lần gần nhất là ngày 13/6, SCB thông báo đóng cửa 3 phòng giao dịch tại TPHCM.

Đi kèm với việc chấm dứt hoạt động của các điểm giao dịch, SCB cũng mạnh tay cắt giảm nhân sự, đồng thời thanh lý hàng loạt tài sản gồm xe ô tô chuyên dụng, máy ATM và các tài sản khác.

SCB được thành lập năm 2011 trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). 

Đến nay, SCB có vốn điều lệ 20.000 tỷ đồng. Ngân hàng này vẫn trong diện bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt kể từ cuối năm 2022 và trong giai đoạn tái cơ cấu. 

Các tin khác

"Chống sốc" chính sách khi cấm xe máy xăng

Quy định cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang xe điện, được ban hành chỉ trước thời hạn thực hiện chưa đầy một năm, đang gây bất ngờ và hoang mang cho đông đảo người dân Hà Nội. Bởi lẽ, một loạt các vấn đề then chốt như hệ thống phương tiện công cộng chưa phát triển, hạ tầng cho xe điện còn thiếu thốn, phương án hỗ trợ tài chính cho việc chuyển đổi chưa có, cùng những lo ngại về cháy nổ và an toàn đã khiến người dân chưa thể "sẵn sàng" cho cuộc chuyển đổi này.

Ông Trump dọa áp thuế 100% với hàng hóa Nga nếu ông Putin không ngừng chiến

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tung ra một cảnh báo gây chấn động: nếu Nga không đạt được thỏa thuận ngừng chiến tại Ukraine trong vòng 50 ngày, Mỹ sẽ áp thuế phụ tới 100% đối với các nước mua hàng xuất khẩu từ Nga. Động thái này đánh dấu bước ngoặt trong lập trường của ông Trump về xung đột tại Ukraine và có thể gây chấn động lên chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhiều cổ phiếu penny tăng nóng

Sau một thời gian trầm lắng, nhóm cổ phiếu đầu cơ có thị giá dưới 10.000 đồng/cp bất ngờ “trỗi dậy”, trong đó LDG, BCG và TCD trở thành tâm điểm khi liên tục tăng trần.

Hơn 14 triệu dân “siêu đô thị” Tp.HCM đón tin vui: Đường mới, cao tốc, metro... liên tục được đầu tư, thời kì bùng nổ hạ tầng chưa từng thấy

Sau sáp nhập, Tp.HCM mới trở thành thành phố đông dân nhất cả nước với hơn 14 triệu người, đây cũng là thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất nước. Người dân trông chờ ở các dự án vành đai, đường sắt đô thị, cao tốc liên vùng để rút ngắn thời gian di chuyển.