Kỹ năng sống

Sáng ăn gừng tốt như uống nhân sâm, tối ăn gừng độc ngang thạch tín: 4 lưu ý khi dùng loại gia vị quen thuộc nay để tránh "rước thêm bệnh"

Ngoài tác dụng giúp món ăn thơm ngon, gừng còn có tác dụng nhất định với sức khỏe. Theo Trung y, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào phổi, tỳ, vị có tác dụng tiêu đờm, giải độc, xua tàn hàn khí… Gừng kết hợp với đường nâu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bài lạnh và độ ẩm trong người, rất tốt cho phụ nữ.

Sáng ăn gừng tốt như uống nhân sâm, tối ăn gừng độc ngang thạch tín: 4 lưu ý khi dùng loại gia vị quen thuộc nay để tránh rước thêm bệnh - Ảnh 1.

Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý, tuy gừng rất tốt cho cơ thể nhưng khi ăn gừng thường cũng có điều kiêng kỵ. Dân gian có câu: “Sáng ăn gừng, trưa hạn chế ăn gừng, tối không nên ăn gừng.” Ý nghĩa của câu nói này là gì?

1. Ăn gừng vào buổi sáng

Người xưa từng nói rằng: “Ăn gừng vào buổi sáng tốt hơn ăn canh nhân sâm”. Điều này cũng cho thấy rằng ăn gừng vào buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, chủ yếu là do gừng rất giàu chất dinh dưỡng và có thể cải thiện tốc độ lưu thông máu. Đồng thời, nó còn có thể kích thích chuyển hóa axit trong dạ dày, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cường thải độc tố và chất thải trong cơ thể, mang lại lợi ích nhất định cho đường tiêu hóa.

Gừng còn là một loại thực phẩm có tính nóng ẩm, buổi sáng dương khí tăng cao, thường xuyên ăn một ít gừng có thể bổ sung dinh dưỡng và giữ cho cơ thể con người khỏe mạnh. Nếu bạn ăn gừng vào buổi sáng, tác dụng của gừng có thể được cơ thể hấp thụ và phát huy hết tác dụng ban đầu, vì vậy ăn gừng vào buổi sáng cũng là một lựa chọn rất tốt.

2. Ăn gừng vào buổi trưa

Đối với một số người thể trạng yếu, nếu không kiểm soát lượng ăn vào sẽ sinh ra nóng trong, khó chịu, đồng thời còn gây hại cho dạ dày, không tốt cho sức khỏe.

Sáng ăn gừng tốt như uống nhân sâm, tối ăn gừng độc ngang thạch tín: 4 lưu ý khi dùng loại gia vị quen thuộc nay để tránh rước thêm bệnh - Ảnh 2.

Do đó, việc ăn gừng vào buổi trưa chẳng khác nào giống như đổ thêm dầu vào lửa. Trường hợp này, còn làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

3. Buổi tối tuyệt đối không nên ăn gừng

Người xưa thường có câu: “Ăn gừng vào ban đêm giống như thạch tín”. Thực ra câu này không phải không có lý, vì gừng tương đối có tính kích thích, nếu ăn nhiều gừng trước khi đi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu bình thường.

Do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng não và thần kinh căng thẳng, ngủ không ngon giấc kéo dài còn ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và giải độc của gan, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, việc ăn gừng trước khi đi ngủ là điều không nên, bạn phải chú ý kiểm soát thời gian ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy, theo cách giải thích trên cho câu nói “Buổi sáng nên ăn gừng, buổi trưa hạn chế ăn gừng, buổi tối tuyệt đối không ăn gừng”. Chúng ta chỉ nên ăn gừng vào buổi sáng là tốt nhất cho cơ thể. Buổi trưa và chiều thì không nên sử dụng kể cả làm gia vị món ăn nên hạn chế để đảm bảo sức khỏe.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng mà nhiều người thường bỏ qua:

1. Hạn chế gọt vỏ gừng khi chế biến. Dưỡng chất cần thiết của gừng tập trung nhiều ở phần vỏ. Chỉ cần rửa sạch lớp vỏ và chế biến để phát huy được hết tác dụng cần có của gừng.

Sáng ăn gừng tốt như uống nhân sâm, tối ăn gừng độc ngang thạch tín: 4 lưu ý khi dùng loại gia vị quen thuộc nay để tránh rước thêm bệnh - Ảnh 3.

2. Người bị cảm nắng không nên dùng gừng. Hầu hết khi thấy mệt mỏi ta thường dùng ngay, nhưng đối với người bị say nắng thì không nên do tình trạng mất nước, tăng cao nhiệt độ, tính nóng có thể gia tăng biểu hiện xấu của bệnh.

3. Sốt cao không nên ăn gừng, uống nước gừng bởi sẽ khiến thân nhiệt của người cao hơn, làm tổn thương mạch máu và xuất huyết đột ngột.

4. Tính cay của gừng không hợp với người bị đau dạ dày, đại tràng hoặc các chứng bệnh về tiêu hóa. Thành phần của gừng sẽ tác động mạnh đến niêm mạc dạ dày, ruột và đại tràng, kích thích tiết dịch vị, bào mòn dạ dày và gây viêm loét.

Gừng là nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực. Thông thường chúng ta không ăn quá nhiều gừng, nhưng nếu dùng gừng để chữa bệnh thì hãy sử dụng có liều lượng chừng mực, đảm bảo không gây ra tình trạng phản tác dụng. Hãy ghi nhớ những lưu ý này để sử dụng gừng đúng cách, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh!


Cùng chuyên mục

Đọc thêm