Có người hỏi trên Zhihu rằng: "Những người trẻ tuổi tiết kiệm thì tiền đó sẽ được dùng vào mục đích gì?"
Để trả lời cho câu hỏi này, một người dùng tên là Akita đã kể lại câu chuyện. Một chàng trai trẻ yêu du lịch đã chọn một lối sống phóng khoáng và thoải mái: không làm thêm giờ, không làm những công việc không kiếm tiền và lấy tiền lương để đi du lịch khắp nơi. Anh ta không bao giờ quan tâm đến số tiền tiết kiệm trong tài khoản và tự nhận mình là một người giàu về tinh thần. Thật không may, một ngày nọ, người thân của anh đổ bệnh khi anh vừa đến New Zealand ba ngày.
(Ảnh minh hoạ)
Anh vội vàng trở về nước và đến bệnh viện, lắng nghe hai phương án điều trị từ bác sĩ: đắt nhưng hiệu quả, rẻ nhưng không quá hiệu quả và thời gian hồi phục lâu. Sau khi cân đo đong đếm các thứ, cuối cùng, anh ta đã rơi nước mắt ký vào phương án rẻ tiền hơn.
Mỗi chúng ta, sống trên đời này, đều phải trải qua vô số nỗi đau tiến để về phía trước, và người có thể che chở mưa gió cho bạn chỉ có thể là chính bạn. Một thực tế thật phũ phàng rằng: Tiền không thể giải quyết được mọi vấn đề, nhưng trong cuộc sống thực tế, vấn đề không đủ tiền mới là vấn đề khó giải quyết nhất.
Rủi ro sẽ không tránh bạn chỉ vì bạn còn trẻ, cũng không tránh khỏi bạn vì bạn không có gì trong tay. Cái gọi là khủng hoảng cuộc sống chẳng qua là di chứng của việc quá lười biếng được tích tụ từ khi còn trẻ. Còn hiện tại, ở cái tuổi đáng ra được hưởng thành quả thì lại phải lo lắng cho tương lai.
Vậy nên, đừng bao giờ coi thường tiền tiết kiệm hoặc nghĩ đang kiếm được ra tiền thì muốn tiết kiệm lúc nào cũng được. Tuy nhiên, không chỉ cần biết cách tiết kiệm tiền, bạn cũng nên học cách tiêu tiền đúng cách thay vì thằng tay trả giá cho những bong bóng màu hồng trước mắt.
(Ảnh minh hoạ)
Đầu tiên, đừng bao giờ ngần ngại đầu tư vào bản thân. Những gì chúng ta học được luôn là của chúng ta, và rất có thể sẽ trả cho chúng ta những phần thưởng khôn lường trong tương lai. Xung quanh tôi có rất nhiều tấm gương như vậy, ví dụ như vì họ học thêm được một kỹ năng nên thu nhập sau này của họ tăng lên đáng kể; do họ đầu tư thời gian và tiền bạc để lấy chứng chỉ và giấy phép nên họ có nhiều cơ hội thăng tiến và tăng lương hơn… Vì vậy, đừng bao giờ ngần ngại đầu tư để nâng cao khả năng của mình.
Thứ hai, hãy khôn ngoan, một số vấn đề có thể giải quyết bằng tiền thì nên giải quyết bằng tiền. Trên cán cân thời gian và tiền bạc, thời gian quan trọng hơn rất nhiều bởi việc bản thân theo đuổi những mục tiêu có giá thấp với chất lượng không cao cũng là một sự lãng phí. Ví dụ, bạn muốn tải một cuốn sách điện tử định dạng PDF từ internet, mặc dù miễn phí nhưng trải nghiệm đọc có thể sẽ kém, hoặc mất quá nhiều thời gian tìm kiếm, khiến bạn chẳng còn hào hứng để đọc như khi vừa nhen nhóm ý định đọc sách. Trong trường hợp này, bạn chắc chắn nên chọn chi tiền cho sách giấy. Sản phẩm trả phí chưa chắc đã tốt nhưng ít nhất cũng có những đảm bảo nhất định, có thể giúp chúng ta giảm thời gian để tìm kiếm nó.
Và cuối cùng, đối với các khoản chi bắt buộc thì có thể lập kế hoạch hàng năm trước. Mỗi dịp đầu năm, nhiều người thường có thói quen đặt mục tiêu mà ít khi nghĩ đến việc lập kế hoạch về tiêu dùng của bản thân. Trên thực tế, điều này có nhiều lợi thế: một mặt, nó sẽ buộc chúng ta phải tiết kiệm một khoản tiền nhất định, mặt khác, nó cũng cho phép chúng ta nắm rõ nhu cầu của mình.
(Ảnh minh hoạ)
Kiếm tiền và quản lý tiền bạc nên là hành trang mà ai cũng nên sắm trong cuộc sống. Chỉ khi bạn có thể kiểm soát bản thân, không ham muốn sự thoải mái trước mắt, bạn càng có thể đạt được nhiều mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Trên thực tế, mục tiêu cuối cùng cả đời của chúng ta là có một cuộc sống tự do, thích gì được nấy trên cơ sở nâng cao chất lượng cuộc sống.
Không có gì sai khi sống vui vẻ và tận hưởng cuộc sống, nhưng trước đó, hãy dành ra một số tiền cho tương lai của bản thân. Bởi vì bạn không bao giờ biết, ngày mai hay tai nạn, cái nào sẽ đến trước.