Chứng khoán

Ròng rã mua ròng, 20.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài đang nằm tại các doanh nghiệp nào?

Trong gần 3 tháng qua, khối ngoại đã trở thành lực lượng dẫn dắt cho chỉ số VN-Index đi lên từ đáy khi liên tục mua ròng. Tính từ 31/10 – 8/12, khối này đã mua ròng và tăng tỷ lệ sở hữu tại gần 200 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Tính tại ngày 8/12, giá trị của lượng cổ phiếu mà khối ngoại mua thêm đã đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Xếp theo độ lớn của phần giá trị vốn hóa tăng thêm này, tiền của các NĐT nước ngoài đang tập trung tại những doanh nghiệp vốn hóa lớn như Vinhomes (VHM), Sacombank (STB), Khang Điền (KDH), SSI, Hòa Phát (HPG)…

Ròng rã mua ròng, 20.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài đang nằm tại các doanh nghiệp nào? - Ảnh 1.

Đứng đầu danh sách "giữ tiền" của nhà đầu tư nước ngoài là VinHomes (VHM) với giá trị vốn hóa tăng thêm là 2.800 tỷ đồng, theo đó tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại đây tăng từ 22,9% (vào ngày 31/10) lên 24,1% (vào ngày 8/12).

Trong khoảng thời gian này, VinHomes có một số hoạt động đáng chú ý. Công ty đã nhận chuyển nhượng 99% cổ phần của CTCP Muối Cam Ranh - chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội 87,64ha tại phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thu Hương và CTCP Tập đoàn đầu tư Việt Nam (do ông Vượng nắm quyền chi phối) đã góp vốn thành lập CTCP Quản lý và Đầu tư Bất động sản VMI có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng. VMI sẽ đầu tư một số lượng nhất định các bất động sản sẵn có hoặc hình thành trong tương lai của Vinhomes, sau đó giá trị bất động sản đươc chia thành nhiều phần và các khách hàng của VMI có thể tham gia đầu tư từng phần thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đứng thứ 2, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank, mã STB) đang "giữ" 2.230 tỷ đồng của NĐT nước ngoài. Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tăng từ 20,4% lên 25,9%, tiếp tục tăng mạnh so với con số 17,7% ở thời điểm cuối năm 2021.

NĐT nước ngoài lộ diện trong các giao dịch của STB là nhóm quỹ của Dragon Capital khi vào ngày 5/12 đã mua ròng 5,11 triệu cổ phiếu, nâng lượng khối lượng sở hữu lên hơn 99 triệu đơn vị, tương đương 5,3% vốn điều lệ và trở lại thành cổ đông lớn duy nhất của ngân hàng này.

Thực tế đây là số cổ phiếu được “mua lại” sau khi Dragon Capital đã bán ra 2,3 triệu đơn vị vào ngày 28/10 trước đó.

Các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tăng mạnh nhất trong khoảng thời gian này là Khang Điền (KDH), Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), SSI, Sacombank, Nam Long (NLG), Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên (TNH), Bảo hiểm Quân đội (MIG), VNDirect (VND)…

Ròng rã mua ròng, 20.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài đang nằm tại các doanh nghiệp nào? - Ảnh 2.

Tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại Khang Điền nâng tăng từ 28,4% lên 37,4% (tức tăng 9,1%), tương ứng giá trị vốn hóa tăng thêm là 1.970 tỷ đồng. Dragon Capital tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch của khối ngoại tại Khang Điền khi vào ngày 11/11 đã mua thêm 19 triệu cổ phiếu KDH, nắm 7,64% vốn cổ phần và trở lại làm cổ đông lớn từ ngày 15/11.

Tương tự động thái tại STB, Dragon Capital đã bán ra KDH, không còn là cổ đông lớn vào ngày 25/10 rồi mới mua lại như trên.

Một quỹ ngoại khác là VOF Investment Limited thuộc VinaCapital quản lý cũng đã mua vào 10 triệu cổ phiếu KDH để nâng sở hữu từ 0% lên 1,41% vốn điều lệ. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 8/11/2022.

Đối với Hòa Phát , bất chấp việc Dragon Capital liên tục bán ra thì NĐT nước ngoài đã nâng tỷ lệ sở hữu tại “vua thép” từ 19,9% lên 21,3%. Mặc dù vậy, tỷ lệ sở hữu của NĐT nước ngoài tại Hòa Phát đã giảm mạnh từ 33,7% tại cuối năm 2020 xuống 23,7% vào cuối năm 2021 và giảm xuống dưới 20% vào cuối tháng 10 như trên.

Tại Bệnh viện quốc tế Thái Nguyên , NĐT Luxembourg là Access S.A., Sicav-Sif-Asia Top Picks đã mua thêm 40.000 cổ phiếu vào ngày 28/10, nâng tỷ lệ sở hữu lên 5,01% và trở thành cổ đông lớn. Bệnh viện này mới trúng đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũ với diện tích hơn 10.000 m2, giá trị sử dụng 50 năm với giá 54 tỷ đồng.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Xét xử vụ Alibaba: Bắt đầu xét hỏi các bị hại

Sáng nay (12-12), theo lịch xét xử, TAND TP HCM bắt đầu xét hỏi hơn 4.000 bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền do Nguyễn Thái Luyện cùng 22 đồng phạm thực hiện. Các bị hại sẽ dự tòa theo từng dự án.

Thấp thỏm chờ thưởng Tết

Cuối năm, công nhân mong ngóng nhất là thưởng Tết. Đây cũng là động lực để họ gắn bó với công việc. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) ở phía Nam vẫn chưa công bố mức thưởng khiến người lao động (NLĐ) thấp thỏm đợi chờ.

CapitaLand Development liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng bất động sản châu Á PropertyGuru 2022

CapitaLand Development (CLD) (thuộc Tập đoàn CapitaLand) được vinh danh hạng mục "Dự án nhà ở xuất sắc" và "Dự án nhà ở thân thiện với môi trường xuất sắc" cho Sycamore, dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của CLD tại Việt Nam tại chung kết giải thưởng bất động sản châu Á PropertyGuru 2022 được tổ chức vào ngày 9-12.

Nhà đầu tư giằng co tâm lý: Xuống tiền đi “săn” BĐS hay tiếp tục chờ đợi thêm, và đây là lời khuyên của người trong cuộc

Mới đây, thông tin nới room tín dụng thêm từ 1,5-2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, lần nữa khiến giới đầu tư địa ốc có thêm “chút hi vọng”. Mặc dù, theo chia sẻ của nhiều người, điều này không mang lại hiệu quả rõ rệt đối với thị trường BĐS.