Dinh dưỡng

Rối loạn thần kinh do "ngủ đa pha"

Tóm tắt:
  • Chị Huệ, 28 tuổi, áp dụng giấc ngủ đa pha gây rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, mất tập trung sau 2 tháng.
  • Ngủ đa pha chia nhỏ giấc ngủ, thường dùng bởi người sáng tạo hoặc sinh viên ôn thi, nhưng lệch nhịp sinh học gây hại não.
  • Chị Huệ ngủ 4-5 giờ mỗi ngày, không có giấc ngủ sâu, dẫn đến suy giảm miễn dịch và rối loạn thần kinh nặng.
  • Điều trị gồm thuốc, kích thích từ trường và trị liệu giúp phục hồi sau 6 tuần, điều chỉnh lại thói quen ngủ tự nhiên.
  • Ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm kết hợp ngủ trưa ngắn là cần thiết; ngủ đa pha chỉ nên dùng ngắn hạn và có tư vấn chuyên khoa.

BS.CKI Nguyễn Hữu Khánh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích giấc ngủ thông thường được gọi là "mô hình giấc ngủ đơn pha", tức ngủ xuyên đêm 7-8 tiếng và một giấc trưa ngắn. Còn giấc ngủ đa pha hướng đến giấc đêm ngắn kết hợp ngủ thêm nhiều giấc nhỏ vào ban ngày để đảm bảo ngủ được nhiều hơn mỗi ngày. Mô hình ngủ này thường được những người làm việc sáng tạo, công nghệ, làm nghề tự do hoặc sinh viên ôn thi áp dụng.

"Một người dù ngủ đủ số giờ cần thiết trong ngày nhưng lệch nhịp sinh học có thể khiến não không thể phục hồi đúng cách gây rối loạn thần kinh", bác sĩ Khánh nói. Đơn cử như chị Huệ, kinh doanh online, đến Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh khám trong tình trạng rối loạn giấc ngủ nặng, mệt mỏi kéo dài, mất tập trung, rối loạn cảm xúc, hành vi.

Trước đó, chị ngủ đa pha trong hơn hai tháng, theo lịch trình hàng ngày một giấc chính khoảng 3 tiếng vào ban đêm và 4, 5 giấc ngắn 20-30 phút vào ban ngày, tổng cộng ngủ khoảng 4-5 giờ mỗi ngày. Ban đầu, chị cảm thấy tỉnh táo và có thêm thời gian làm việc, tuy nhiên, sau vài tuần, các triệu chứng thần kinh bắt đầu xuất hiện.

Kết quả đo điện não và đo đa ký giấc ngủ cho thấy các chu kỳ ngủ của chị Huệ bị phân mảnh nghiêm trọng, hầu như không có giai đoạn ngủ sâu (Non-REM 3) - giấc ngủ sóng chậm. Đây là giai đoạn não bộ phục hồi về thể chất, củng cố hệ miễn dịch, loại bỏ độc tố thần kinh. Thiếu giấc ngủ sâu lâu ngày dễ dẫn đến mệt mỏi mạn tính, suy giảm miễn dịch, rối loạn chuyển hóa. Giấc ngủ REM (giấc ngủ chuyển động mắt nhanh) của người bệnh cũng giảm hơn một nửa so với người bình thường, làm ảnh hưởng đến quá trình củng cố trí nhớ và cảm xúc.

Người bệnh được điều trị đa mô thức, dùng thuốc, tác động kích thích từ trường xuyên sọ, trị liệu nhận thức hành vi, đồng thời điều chỉnh lại thói quen ngủ tự nhiên. Dự kiến liệu trình điều trị kéo dài 6 tuần, chị Huệ mới hồi phục bình thường.

Bác sĩ Khánh cho biết giấc ngủ là thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sinh học đặc biệt của não bộ. Nếu chia nhỏ hoặc cắt xén giấc ngủ sai cách làm xáo trộn cấu trúc thần kinh. Não bộ dễ rơi vào trạng thái quá tải, kéo theo mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ trầm cảm. Ngủ đa pha còn ảnh hưởng đến chức năng vùng vỏ não trước trán - khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát hành vi, cảm xúc và ra quyết định.

Thông thường, mỗi đêm, giấc ngủ diễn ra qua các chu kỳ kéo dài 90-120 phút, mỗi chu kỳ thường bao gồm 4 giai đoạn là N1, N2, N3 và REM. Mỗi giai đoạn đảm nhận chức năng riêng biệt, củng cố trí nhớ, phục hồi chức năng thần kinh, sức khỏe thể chất, tinh thần. Trong suốt giai đoạn ngủ sâu và REM - vốn chỉ xuất hiện trong giấc ngủ đêm đủ dài, não thực hiện quá trình dọn dẹp sinh học, loại bỏ độc tố thần kinh, tái tạo chất dẫn truyền thần kinh và củng cố trí nhớ dài hạn. Khi thay thế giấc ngủ ban đêm bằng các giấc ngủ ngắn trong ngày khiến quá trình phục hồi này bị gián đoạn hoặc không diễn ra đầy đủ. Về lâu dài, não bộ có thể bị tổn thương cấu trúc, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thoái hóa thần kinh.

Bác sĩ Khánh khuyến cáo mỗi người nên duy trì giấc ngủ khoảng 7 tiếng mỗi đêm kết hợp với một giấc ngủ trưa ngắn để đảm bảo sức khỏe. Người trưởng thành chỉ nên ngủ đa pha trong thời gian ngắn, khi thật sự cần thiết và phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu có dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, người bệnh nên chủ động đi khám sớm tại chuyên khoa Thần kinh.

Các xét nghiệm như điện não đồ (EEG), đo đa ký giấc ngủ (PSG) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp đánh giá mức độ ảnh hưởng của giấc ngủ đến não bộ, hỗ trợ bác sĩ phát hiện sớm các rối loạn tiềm ẩn. Rối loạn giấc ngủ có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng phương pháp.

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Mang thai đa ối có nên sinh mổ?

Tôi mang thai con đầu lòng, hiện 28 tuần, đi khám được chẩn đoán đa ối, xin hỏi bác sĩ trường hợp này có nên sinh mổ không? (Hạnh Linh, 25 tuổi, An Giang)

Làm thế nào hạ men gan tự nhiên?

Gan đang bị tổn thương hoặc hoạt động quá sức có thể khiến men gan tăng cao, nên ăn thực phẩm lành mạnh, bỏ uống rượu để hỗ trợ hạ chỉ số tự nhiên.

UBCK xử phạt KBSV, APSC, KIM, Phát Đạt và IPA tổng cộng hơn 3,2 tỷ đồng

Cuối tháng 4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các tổ chức trong và ngoài nước vì các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, với tổng mức phạt lên tới hơn 3,2 tỷ đồng.