Doanh nghiệp

RMIT Việt Nam mở Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới trong kinh doanh

Khi nền kinh tế số đang tái định hình bối cảnh toàn cầu qua tác động của các công nghệ mới nổi như AI, blockchain, điện toán lượng tử..., Việt Nam đứng trước cơ hội rút ngắn các giai đoạn phát triển nhờ khai thác hiệu quả công nghệ mới. Do đó, Đại học RMIT Việt Nam thành lập Trung tâm nghiên cứu công nghệ mới trong kinh doanh (CBET) nhằm góp phần xây dựng nền tảng, kết nối nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và công nghệ với giới học thuật, doanh nghiệp, chính sách công.

Giáo sư Robert McClelland, Trưởng khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam, phát biểu khai mạc sự kiện ra mắt Trung tâm CBET. Ảnh: RMIT

Giáo sư Robert McClelland, Trưởng khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam, phát biểu khai mạc sự kiện ra mắt Trung tâm CBET. Ảnh: RMIT

Sự kiện ra mắt quy tụ hơn 200 khách mời danh dự là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, công nghệ, giáo dục và hoạch định chính sách.

"CBET đóng vai trò như chất xúc tác cho tương lai số toàn diện, bền vững và đổi mới của Việt Nam, vượt xa khuôn khổ truyền thống của một trung tâm nghiên cứu", Giáo sư Robert McClelland - Trưởng khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc, đồng thời, nhắc lại cam kết lâu dài của trường trong việc kết nối tri thức toàn cầu với thách thức tại địa phương để mang lại những giải pháp thiết thực, tạo tác động.

Phiên thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, tập trung vào chiến lược ứng dụng công nghệ mới trong môi trường kinh doanh hiện đại. Ảnh: RMIT

Phiên thảo luận chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, tập trung vào chiến lược ứng dụng công nghệ mới trong môi trường kinh doanh hiện đại. Ảnh: RMIT

Theo đại diện RMIT Việt Nam, với mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao trong những thập kỷ tới, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, thúc đẩy đổi mới và tăng cường hiệu quả thể chế. CBET sẽ đồng hành cùng hành trình này qua việc thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng, phát triển năng lực số, tư vấn chính sách và tạo ra các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu kinh tế - xã hội của Việt Nam.

CBET được định vị là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ trong khu vực. Trung tâm tập trung vào năm lĩnh vực ưu tiên gồm: kinh tế số và thị trường mới nổi, quản lý logistics và chuỗi cung ứng, công nghệ tài chính và tiền mã hóa, an ninh mạng, và quản trị chuyển đổi thông minh. Các nhóm nghiên cứu tập hợp những học giả quốc tế và chuyên gia trong ngành, đảm bảo hợp tác liên ngành gắn chặt với nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Trong thời gian tới, đơn vị triển khai các dự án chiến lược giao thoa giữa AI, blockchain, điện toán lượng tử và công nghệ mới nổi khác với nền kinh tế số, kinh doanh. Song song, CBET dự kiến giới thiệu chương trình thực tập tiến sĩ phối hợp với các đối tác trong ngành và tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng số dành cho thế hệ lãnh đạo tương lai.

Một góc khán phòng với sự hiện diện của lãnh đạo, giảng viên và khách mời tham dự sự kiện ra mắt Trung tâm CBET. Ảnh: RMIT

Một góc khán phòng với sự hiện diện của lãnh đạo, giảng viên và khách mời tham dự sự kiện ra mắt Trung tâm CBET. Ảnh: RMIT

"CBET thể hiện cam kết lâu dài của RMIT Việt Nam trong việc kết nối tri thức toàn cầu với những thách thức tại địa phương. Chúng tôi định hướng mở rộng hợp tác trong khu vực và hỗ trợ định hình chính sách kinh tế số quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo đang lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Phó giáo sư Phạm Công Hiệp - Phó trưởng khoa phụ trách Nghiên cứu và Đổi mới, đồng Chủ nhiệm CBET, Khoa Kinh doanh, RMIT Việt Nam, chia sẻ.

Tại buổi lễ ra mắt, bà Lynn Hoàng - Giám đốc Quốc gia Binance đã trình bày bài tham luận chính với tiêu đề "Công nghệ mới nổi định hình kinh doanh, xã hội và nền kinh tế Việt Nam". Theo bà, Việt Nam có cả cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng AI, blockchain và Internet vạn vật vào các lĩnh vực trọng yếu.

Bà nhấn mạnh rằng công nghệ mới nổi đang định hình lại cách doanh nghiệp hoạt động và kết nối với khách hàng: AI hỗ trợ tự động hóa quy trình, phân tích dự đoán và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Blockchain tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong tài chính và chuỗi cung ứng.

Sau bài tham luận, các lãnh đạo đến từ Binance, ACB, MET và Techcombank đã tham gia phiên thảo luận với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế số tương lai: Hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp". Phiên thảo luận nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp, đồng thời, đề xuất các sáng kiến nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, logistics, giáo dục và chính phủ điện tử.

Các tin khác

Cuộc thi "50 năm thắp sáng niềm tin": 42 bài viết được vào chung khảo

Cuộc thi viết "Ngành điện miền Nam - 50 năm thắp sáng niềm tin" do Báo Thanh Niên phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Nam tổ chức đã xong giai đoạn chấm chung khảo. Lễ trao giải thưởng cho các bài viết đoạt giải sẽ được tổ chức ngày 20.5 tại trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Nam (TP.HCM).

Con gái bầu Đức không mua cổ phiếu nào trong 4 triệu đơn vị đăng ký

Theo báo cáo giao dịch, bà Đoàn Hoàng Anh, con gái của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã: HAG), đã không mua được cổ phiếu nào trong số 4 triệu cổ phiếu HAG đăng ký từ ngày 14/4 đến 13/5. Lý do là không thu xếp được tài chính cá nhân.

VCBNeo - công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne

Ngày 17/05/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số, tiền thân là Ngân hàng Xây dựng, chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới mang tên VCBNeo, ứng dụng ngân hàng số hoàn toàn mới NeoOne và website tại tên miền vcbneo.com.vn.

Ông Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, công kích Walmart

Trong loạt phát ngôn gây chú ý ngày 17/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi suất và chỉ trích Chủ tịch Fed phản ứng chậm trễ. Cùng ngày, ông Trump cũng công kích Walmart, cho rằng tập đoàn bán lẻ này nên “chịu thuế quan” thay vì đẩy giá lên cao.