Chứng khoán

Con gái bầu Đức không mua cổ phiếu nào trong 4 triệu đơn vị đăng ký

Sau giao dịch bất thành, bà Hoàng Anh vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 1,32%, tương đương 14 triệu cổ phiếu HAG. Trước đó, từ 30/12/2024 đến 21/1, bà đã mua thành công 1 triệu cổ phiếu HAG, nâng tỷ lệ sở hữu như hiện tại.

Hiện tại, ông Đoàn Nguyên Đức là cổ đông lớn nhất của HAGL với tỷ lệ nắm giữ 30,26%, tương đương gần 320 triệu cổ phiếu. Tính chung, gia đình bầu Đức hiện đang nắm giữ gần 334 triệu cổ phiếu HAG, chiếm khoảng 31,58% vốn điều lệ của công ty.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG hiện nằm trong diện bị cảnh báo. Phiên giao dịch ngày 16/5, giá cổ phiếu HAG kết thúc ở mức 13.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 36% so với vùng đáy dưới 10.000 đồng ghi nhận vào đầu tháng 4.

Cổ phiếu HAG tăng 36% từ đáy vào đầu tháng 4 đến 16/5. (Biểu đồ: TradingView).

Trước những lo ngại về thuế đối ứng, vào đầu tháng 4, Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đã gửi thư tới cổ đông, khẳng định rằng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của HAGL không bị ảnh hưởng.

Ông cho biết chuối, sản phẩm chủ lực của công ty, hiện đang được tiêu thụ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, những thị trường không chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ. Công ty cũng cam kết duy trì hoạt động sản xuất và xuất khẩu ổn định, đồng thời sẽ cung cấp thông tin minh bạch và kịp thời nếu có bất kỳ biến động đáng kể nào.

Về kế hoạch phát triển từ năm 2025 đến 2030, theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, HAGL tiếp tục tập trung vào các sản phẩm chủ lực là chuối và sầu riêng.

Công ty hiện đang phát triển chuối trên diện tích hơn 3.000 ha, góp phần vào mục tiêu của Việt Nam trong việc tăng diện tích trồng chuối lên 165.000–175.000 ha và sản lượng đạt từ 2,6–3 triệu tấn. HAGL kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Đối với sầu riêng, HAGL hiện đang trồng trên diện tích hơn 1.000 ha, với sản lượng khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Mặc dù mục tiêu của Việt Nam là phát triển diện tích sầu riêng lên 65.000–75.000 ha và sản lượng đạt 830.000–950.000 tấn, thực tế diện tích trồng sầu riêng của HAGL đã vượt xa quy hoạch ban đầu.

Công ty dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng sầu riêng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là xuất khẩu.

Ngoài ra, HAGL đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng vào cơ sở hạ tầng và các nhà máy chế biến, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và bảo quản sản phẩm, nhằm nâng cao chất lượng và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, công ty chưa công bố chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cụ thể cho năm 2025.

HAGL vừa quyết định điều chỉnh thời gian họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, theo đó tổ chức vào ngày 6/6 (tại TP HCM, sớm hơn kế hoạch cũ là 18/6. Công ty cho biết đã hoàn tất công tác chuẩn bị và cần lựa chọn đơn vị kiểm toán để thực hiện soát xét báo cáo tài chính bán niên 2025.

Các tin khác

VCBNeo - công bố thương hiệu mới và ứng dụng ngân hàng số NeoOne

Ngày 17/05/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Ngoại thương Công nghệ số, tiền thân là Ngân hàng Xây dựng, chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới mang tên VCBNeo, ứng dụng ngân hàng số hoàn toàn mới NeoOne và website tại tên miền vcbneo.com.vn.

Ông Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, công kích Walmart

Trong loạt phát ngôn gây chú ý ngày 17/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm hạ lãi suất và chỉ trích Chủ tịch Fed phản ứng chậm trễ. Cùng ngày, ông Trump cũng công kích Walmart, cho rằng tập đoàn bán lẻ này nên “chịu thuế quan” thay vì đẩy giá lên cao.

Sự cố công trình: Truy lỗi ra sao, xác định trách nhiệm thế nào?

Đối với các trường hợp hư hỏng như nứt, gẫy, sụt lún các công trình giao thông vừa xảy ra, PGS,TS. Trần Chủng cho rằng phải tìm ra nguyên nhân về mặt kỹ thuật để đánh giá được lỗi do đâu và do ai. Nhưng quan trọng hơn, khi đã xác định được nguyên nhân gây ra hư hỏng công trình, khoa học còn có giá trị là bài học để các công trình không mắc lại các hư hỏng tương tự trong tương lai.

Kiểm toán nhà nước đề xuất sắp xếp quỹ tài chính ngoài ngân sách

Không ít quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý đã bộc lộ hạn chế trong vận hành, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, nhiệm vụ trùng lặp với ngân sách nhà nước (NSNN) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Trước thực trạng này, Kiểm toán nhà nước (KTNN) khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ TCNNS do Trung ương quản lý.