Doanh nhân

Reframing - Kỹ thuật tâm lý ma thuật giúp nhà sáng lập Yum Brands đổi đời, biến công ty thành gã khổng lồ tỷ đô

*Bài viết là chia sẻ của cựu CEO của Yum Brands - David Novak:

Đạt được mục tiêu để thành công hay không phụ thuộc vào nhiều vào việc bạn có tin mình có khả năng hay không.

Ngay cả với tư cách là cựu CEO và đồng sáng lập của công ty tỷ "đô" Yum Brands (sở hữu những thương hiệu đình đám như Taco Bell, Pizza Hut, KFC…), tôi vẫn có những lúc tự hỏi: Liệu mình có khả năng không?

May mắn thay, tôi đã áp dụng một số bí kíp để trau dồi sự tự tin vào bản thân. Một trong những cách hiệu quả nhất là kiềm chế những suy nghĩ tích cực đang làm xói mòn lòng tin của bạn.

3 chữ cái giúp nhà sáng lập Yum Brands đổi đời, biến công ty thành gã khổng lồ tỷ đô - Ảnh 1.

"Reframing" là một kỹ thuật tâm lý, theo đó, chúng ta xác định cách mình nhìn nhận một tình huống hoặc trải nghiệm và thay đổi quan điểm đó. Đây không phải việc mơ mộng hay phủ nhận cảm xúc của bạn. Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến rất nhiều điều quan trọng trong cuộc sống, vì thế, ai cũng muốn thừa nhận nó.

Mục tiêu của kỹ thuật "reframing” là tìm ra cách suy nghĩ hiệu quả và tích cực hơn.

"Không" thành "vẫn chưa" đã thay đổi cuộc đời tôi

Mẹo đơn giản mà tôi hay dùng là thay từ "không" bằng "vẫn chưa". Ví dụ, khi xây dựng Yum, tôi muốn nó trở thành gã khổng lồ toàn cầu. Tuy nhiên thời điểm đó, một giọng nói cứ vang lên trong đầu tôi rằng: "Công ty sẽ không thành công đâu".

Một ngày nọ, tôi quyết định thay đổi suy nghĩ tiêu cực trên bằng cách tự nhủ: "Chúng ta vẫn chưa phải một công ty thành công". Mỗi lần thất bại hay chán nản, mất động lực, tôi lại lặp lại câu trên với chính mình.

"Yet" (vẫn chưa) là 3 chữ cái đã thay đổi cuộc đời tôi, giúp tôi có niềm tin vào bản thân và dám liều lĩnh với các ý tưởng kinh doanh. Sau khi áp dụng chiến lược trên, tôi đã có đủ tự tin để đặt cược vào chiến lược mở rộng ra toàn cầu và nó đã được đền đáp. Cuối cùng, Yum cũng trở thành một công ty nhà hàng lớn nhất thế giới.

Cách để thay đổi suy nghĩ tiêu cực

Bằng cách thêm "vẫn chưa", bạn biến những gì có thể là kết thúc thành khởi đầu của một chương mới.

Hãy thử bài tập sau:

Nghĩ về điều nằm ngoài vùng an toàn

Chọn bất cứ điều gì mà bạn không chắc sẽ làm được. Nó có thể là tham gia một giải chạy marathon. Hoặc, nếu bạn là người thích ở nhà hay ghét máy bay, thì đó có thể là một chuyến du lịch khắp thế giới.

3 chữ cái giúp nhà sáng lập Yum Brands đổi đời, biến công ty thành gã khổng lồ tỷ đô - Ảnh 2.

Ảnh: Internet.

"Đóng khung" vào câu chứa từ "không thể" hoặc "không"

Ví dụ: "Tôi không thể chạy marathon" hoặc "Tôi không thể đi đến Úc". Sau đó nói to câu đó với chính mình.

Thêm "vẫn chưa" vào câu

Hãy nói: "Tôi chưa thể chạy marathon" hoặc "Tôi chưa thể đến Úc".

Tự hỏi bản thân: "Mình cần học, thực hành hoặc làm gì để biến nó thành hiện thực?"

Bạn có thể viết ra một số điều nằm trong khả năng của mình. Ví dụ, với việc chạy marathon, bạn có thể vạch kế hoạch dậy sớm và đi bộ nhanh một vài km rồi tăng dần theo thời gian. Còn với chuyến đi, bạn nên nghiên cứu các mẹo để thư giãn trong quá trình ngồi trên máy bay.

Khi có suy nghĩ đầy thách thức về việc bắt đầu một thứ gì đó mới, hãy nhớ áp dụng phương pháp này. Nó có thể giúp bạn suy nghĩ theo cách mới và đạt được những điều bạn chưa từng đạt được.

Nguồn: CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm