Phong cách sống

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này

Trong văn hóa Á Đông, dịp rằm tháng 7 Âm lịch thường được biết đến với tên gọi là lễ Vu Lan báo hiếu. Trong dịp này, các gia đình sẽ thường đi lễ chùa, làm mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo, tưởng nhớ.

Cũng bởi ý nghĩa đó, nên rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt.

Tuy nhiên, với người dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, dịp rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi với một cái tên vô cùng đặc biệt. Đó là Tết Pây Tái.

Cái tên đặc biệt - "Pây Tái"

Pây Tai hay Pây Tái có nguồn gốc từ tiếng của người dân tộc Tày, Nùng. Theo đó, từ này có nghĩa là về ngoại.

Cái tên này nói lên phần nào ý nghĩa của Tết Pây Tái. Vào ngày này, những người con gái đi lấy chồng xa, con dâu, con rể hay những người con đi lao động xa quê sẽ đều về nhà ngoại, để cả gia đình cùng nhau sum họp, liên hoan mừng rằm tháng 7.

Nhà nghiên cứu văn hóa Vi Hồng Nhân, Chủ tịch Hội Bảo tồn Dân ca tỉnh cho biết: Tết “Pây Tái” của người Tày, Nùng là cái tết lớn thứ hai chỉ sau Tết Nguyên đán. Người Tày, người Nùng quan niệm rằng, sau khi kết hôn, người phụ nữ sẽ toàn tâm toàn ý lo toan cho gia đình nhà chồng.

Tết Pây Tái chính là ngày để họ được trở về, báo hiếu với bố mẹ đẻ. Những người phụ nữ này sẽ tự tay sắm sửa lễ vật để dâng lên bàn thờ, cúng ông bà tổ tiên.

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 1.

Người phụ nữ Tày, Nùng chuẩn bị mâm lễ vật dâng lên tổ tiên trong Tết Pây Tái. (Ảnh Báo Dân Việt)

Người Tày, Nùng tổ chức Pây Tái chính vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch thay vì ngày 15. Chị La H. Ngân (26 tuổi, thành phố Lạng Sơn), người dân tộc Tày, cho biết: "Không ai rõ Tết Pây Tái có từ bao giờ và bắt nguồn từ đâu, nhưng cứ đúng ngày 14 tháng 7 Âm lịch, con cái sẽ mang theo lễ vật, các loại bánh và không thể thiếu là đôi vịt về nhà ngoại ăn cỗ. Gia đình mình cũng thường chuẩn bị từ rất sớm cho ngày lễ quan trọng này."

Theo truyền thống, vào Tết Pây Tái, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành của cha mẹ. Món quà mang về thăm bố mẹ bên ngoại ít, nhiều do từng nhà. Chúng có thể là bánh kẹo, hoa quả, và không thể thiếu một đến hai con vịt béo, một chai rượu nhỏ và đôi ba cặp bánh gai, bánh rợm.

Món ăn không thể thiếu vào Tết Pây Tái

Người Tày, Nùng nơi đây có câu: “Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết” (nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt). Câu nói này đã thể hiện rõ nhất món ăn truyền thống, không thể thiếu vào Tết Pây Tái, đó chính là thịt vịt, vịt quay lá mắc mật.

Vịt mổ xong, tẩm ướp đầy đủ gia vị, nhồi lá mắc mật vào bụng vịt rồi khâu lại, phết một chút mật ong rừng lên ngoài da, sau đó đem quay.

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 2.

Món đặc sản vịt quay lá mắc mật nổi tiếng ở Lạng Sơn là món ăn chính, không thể thiếu trong Tết Pây Tái. (Ảnh minh họa)

Vịt quay mắc mật Lạng Sơn đã trở thành món ăn quen thuộc và nổi tiếng đối với nhiều du khách gần xa. Thịt vịt sau khi được quay thì mềm, thơm, ngọt thịt, da giòn và mọng nước. Món ăn này thường được ăn kèm với bún tươi và những loại gia vị, nước chấm riêng, được tự tay những người phụ nữ người Tày, Nùng chế biến.

Bên cạnh thịt vịt, những món ăn khác cũng không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Pây Tái chính là bánh gai và bánh rợm.

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 3.
Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 4.

Người Tày, Nùng tự tay làm bún tươi để ăn cùng thịt vịt trong Tết Pây Tái. (Ảnh Báo Lao động Thủ đô)


Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 5.

Một gia đình người dân tộc Nùng ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn đang làm bánh gai để dâng lên tổ tiên vào Tết Pây Tái. (Ảnh Báo Lạng Sơn)

Những chiếc bánh gai có hình vuông, vỏ ngoài màu đen, bên trong nhân đỗ xanh, hương vị thơm, ngậy và ngọt. Chúng gắn liền với truyền thuyết đánh giặc hào hùng của dân tộc.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời Tiền Lê (từ khoảng thế kỷ thứ 10), khi giặc Tống sang xâm lược nước ta, người Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng đã làm một loại bánh gói trong lá chuối để đem cho các chiến binh.

Sau này người ta gọi đó là bánh gai. Những chiếc bánh được xâu thành từng cặp, đeo ở bên người cho tiện. Cũng bởi thế, mà bánh gai còn có tên tiếng Tày là “pẻng tải” (có nghĩa là bánh đeo, bánh treo).

Còn về bánh rợm, cái tên của loại bánh này được nói lái từ rơm, xuất phát từ mùa rơm vàng. Khi mới thu hoạch lúa nếp, rơm vàng được phơi dọc khắp bản làng và nương rẫy. Vì vậy, bà con lấy tên đó để đặt cho loại bánh này. Bánh rợm có màu trắng, thường được làm từ gạo nếp nương, đỗ xanh hoặc thịt lợn, tùy theo khẩu vị từng gia đình. Bánh còn được gọi là bánh nếp.

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 6.
Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 7.

Bánh gai (bên phải) và bánh rợm (bên trái) là 2 loại bánh thường xuất hiện trong Tết Pây Tái. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, một số gia đình người Tày, Nùng tại nhiều vùng ở Lạng Sơn còn làm bánh chuối, được làm từ quả chuối chín hoặc từ củ chuối, gói chung vào tàu lá với bánh gai.

Các ngày từ 13 đến 15 tháng 7 Âm lịch, người dân xứ Lạng luân phiên nhau tổ chức ăn Pây Tái. Ông bà, bố mẹ, con cháu, bạn bè, cùng nhau sum họp, thưởng thức những món đặc sản. Một số nơi, từng nhóm thanh niên sẽ tổ chức những trò chơi dân gian để ăn mừng, như đánh yến, chơi quay, đá bóng hay kéo co...

Không chỉ ở Lạng Sơn, mà cộng đồng người Tày, người Nùng ở các vùng khác như Cao Bằng, Yên Bái cũng vẫn giữ được truyền thống tổ chức Tết Pây Tái. Với họ, đây là một nét đẹp văn hóa, mang giá trị nhân văn, giáo dục về lòng hiếu thảo và bản sắc của dân tộc.

Rằm tháng 7 đến Lạng Sơn xem Tết Pây Tái của người Tày, Nùng: Không thể thiếu món ăn này - Ảnh 8.

Hình ảnh cả gia đình đang trên đường mang lễ vật về ngoại ăn Tết Pây Tái được vẽ trên tường trường THCS Hợp Giang - Cao Bằng. (Ảnh Du lịch non nước Cao Bằng)

Trong thời đại ngày nay, phong tục này vẫn cần được gìn giữ và phát triển hơn nữa, góp phần bảo tồn không gian văn hóa chung của đồng bào các dân tộc.

Ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm là khoảng thời gian tổ chức dịp lễ truyền thống Vu Lan báo hiếu ở các nước Á Đông. Ý nghĩa của dịp này là để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tỏ lòng hiếu thuận với các bậc sinh thành.

Bên cạnh Việt Nam, lễ Vu Lan báo hiếu được tổ chức ở nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan. Vào ngày này, bên cạnh thờ cúng, dâng lễ vật lên tổ tiên, người dân còn thường đi chùa, tổ chức các lễ hội văn hóa đặc sắc.

Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Chứng khoán Việt Nam được đánh giá hết sức hấp dẫn trong khu vực, đâu là những yếu tố hỗ trợ đà tăng của thị trường?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang hết sức hấp dẫn với P/E forward 2022 ở mức gần như thấp nhất nhưng lại có mức ROE thuộc nhóm cao nhất. Theo TPS, các thông tin tiêu cực đã bão hòa và khó có các cú sốc thông tin lập lại như giai đoạn đầu năm nay.

Xử lý nghiêm thông tin xấu độc, bịa đặt trên Facebook, Zalo, Youtube

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thời gian qua, tình trạng phát tán tin giả, tin sai sự thật trên internet, mạng xã hội đáng báo động và đang diễn biến rất phức tạp, theo chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận xã hội.

"Phát triển các khu công nghiệp góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương"

Ông Phạm Trường Tam, Trưởng Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đánh giá, việc phát triển các KCN đã tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động, qua đó góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Đến năm 2030, cả nước phải có ít nhất 5.000 km đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện nay, trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều triển khai các dự án lớn của ngành giao thông vận tải. Những dự án đã được phân bổ vốn là "tiền tươi thóc thật", nhưng để giải ngân phải thực hiện theo đúng các quy trình, quy định, thủ tục.

Yếu tố nào ngăn giá dầu hạ sâu phiên gần nhất?

Ukraine chặn dầu mỏ thông qua hệ thống Druzhba sang nhiều khu vực tại Trung Âu bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã ngăn Moscow chi trả đúng hạn các loại phí cần thiết cho việc vận chuyển khí đốt này.

Doanh nghiệp mang công viên thế chấp ngân hàng gây "choáng" ở Khánh Hòa

Công ty TNHH Invest Park Nha Trang đã đem thế chấp các công trình xây dựng thuộc dự án Công viên Phù Đổng, bao gồm các hạng mục công viên, cây xanh, lối đi bộ… làm “tài sản đảm bảo” để vay vốn tại ngân hàng với số tiền hơn 40 tỷ đồng gây xôn xao.