Tại báo cáo phân tích tháng 2 của Lumen Vietnam Fund (LVF), PMI trở lại mức 50 điểm trong cả tháng 1 và 2, cho thấy sự phục hồi trong các lĩnh vực sản xuất và hoạt xu hướng tuyển dụng trên thị trường việc làm.
Bức tranh lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam khởi sắc trở lại, chấm dứt xu hướng suy giảm so với cùng kỳ của 4 quý liền trước. Xu hướng phục hồi dự kiến sẽ tiếp tục trong các quý sắp tới của năm 2024 và trong dài hạn.
Chính phủ đã yêu cầu giải quyết những trở ngại cho việc nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi. Hơn nữa, tiềm năng hoạt động kinh doanh tại một số ngân hàng quốc doanh đã đẩy giá cổ phiếu lên mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài các yêu tố trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam còn hưởng ứng từ đà tăng chứng khoán toàn cầu. Trong suốt tháng 2, các nhóm cổ phiếu khác nhau dẫn đầu thị trường, từ vốn hóa trung bình/nhỏ đến vốn hóa lớn, từ bộ ba “họ Vin” đến ngân hàng Nhà nước. Sự luân chuyển giữa các ngành cùng với sự cải thiện về giá trị giao dịch bình quân ngày được xem là tín hiệu tích cực trong ngắn hạn.
Mặc dù tâm lý thị trường vẫn tích cực, LVF vẫn nêu góc nhìn thận trọng vì nhiều cổ phiếu đã đạt đến giá mục tiêu của quỹ theo phân tích cơ bản. Quỹ ngoại có chiến lược bắt đầu tăng mức tiền mặt, kiếm lợi nhuận từ các cổ phiếu có chọn lọc.
“Chúng tôi tin rằng việc tăng lượng tiền mặt hợp lý vào thời điểm này là cần thiết để chuẩn bị cho bất kỳ trường hợp nào của thị trường trong tương lai gần.”, báo cáo của LVF cho biết.
Các nhóm ngành quỹ trụ sở Liechtenstein quan tâm vẫn là tài chính, bất động sản, công nghiệp, nâng lượng, tiêu dùng thiết yêu.
Về tình hình hoạt động, danh mục LVF tăng 4,94% trong tháng 2, nâng hiệu suất từ đầu năm lên 6,87%. Kết quả chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu công nghệ, vật liệu, bất động sản.
Hiệu suất này thấp hơn nếu so với đà tăng 10,9% của VN-Index. Nguyên do có thể đến từ việc quỹ đã hạ tỷ trọng cổ phiếu trong tháng 1. Tỷ trọng cổ phiếu tại cuối tháng 2 xấp xỉ 83%, cao hơn so với 82% của cuối tháng 1. Tỷ trọng tiền mặt hiện đạt gần 17%.