Chứng khoán

Quỹ ETF quy mô lớn nhất TTCK Việt Nam kéo dài chuỗi ngày rút vốn, xả một mạch gần 3.000 tỷ đồng cổ phiếu

Đà rút vốn của trở lại của quỹ ngoại Fubon FTSE Vietnam ETF đã kéo dài xuyên suốt nhiều tháng. Kể từ sau phiên 4/6 trở đi, quỹ ngoại đến từ Đài Loan (Trung Quốc) này chưa có bất kỳ phiên hút ròng nào, chủ yếu đều là rút vốn. Số tiền lên tới 107 triệu USD tương ứng 2.700 tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam bị bán ròng trong chưa đầy 3 tháng.

fb.png

Việc bị rút mạnh khiến quy mô quỹ ETF này sụt giảm đáng kể. Tại cuối ngày 22/8, quy mô Fubon FTSE Vietnam ETF đạt 21,7 tỷ Đài Tệ (khoảng 676 triệu USD, tương đương 16.900 tỷ đồng), giảm hơn 3.300 tỷ so với đầu năm 2024. Dù vậy, hiện Fubon vẫn là quỹ ETF có quy mô lớn nhất trên TTCK Việt Nam.

Quỹ sử dụng chỉ số tham chiếu là FTSE Vietnam 30 Index, trong đó HPG đang là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất danh mục với tỷ trọng 9,7% (63,5 triệu cổ phiếu), xếp tiếp theo lần lượt là VNM (8,97%), VCB (8,8%), VHM (8,7%), VIC (8,5%)...

fjkbbfqjflj.png

Danh mục của Fubon ETF tính đến 22/8/2024

Tính từ đầu năm 2024, dòng tiền vào ETF này ghi nhận rút ròng lên tới 167 triệu USD, tương ứng khoảng 4.200 tỷ đồng. Đáng nói, đà rút vốn mạnh tại Fubon ETF diễn ra dù quỹ đang huy động vốn bổ sung đợt 6. 

Trước đó hồi tháng 6, Ủy ban Quản lý và Giám sát Tài chính đã chính thông qua việc phê duyệt số tiền huy động vốn bổ sung đợt 6 của Fubon FTSE Vietnam ETF là 5 tỷ TWD (~154 triệu USD). Như vậy, Fubon ETF có khả năng rót thêm tối đa 4.000 tỷ đồng để mua cổ phiếu Việt Nam.

photo-1724347089119

Diễn biến rút ròng của Fubon ETF đồng pha với động thái của nhà đầu tư ngoại nói chung trên TTCK Việt Nam. Khối ngoại vẫn chưa có dấu hiệu giải ngân trở lại, luỹ kế gần 8 tháng đầu năm, khối ngoại ghi nhận bán ròng trên HoSE gần 68.200 tỷ đồng - xác lập năm bán ròng kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Việc khối ngoại bán ra cổ phiếu khả năng cao đến từ những lo ngại về kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế chung, định giá thị trường đã tăng đáng kể, đồng thời còn có thể đến từ yếu tố những cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam không phù hợp "khẩu vị" khối ngoại. Diễn biến tỷ giá leo thang cũng một phần tác động tới dòng tiền đầu tư rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam.

Dù vậy động thái giải ngân mua ròng cổ phiếu Việt Nam trở lại trong một vài phiên gần đây đang là tín hiệu đáng mừng. Theo ông Bùi Văn Huy, khối ngoại ghi nhận mua ròng tích cực trong những tuần VN-Index tạo đáy. Ông Huy kỳ vọng FED giảm lãi suất giúp thu hẹp chênh lệch lãi suất trong nước và thế giới, qua đó áp lực tỷ giá có thể được giảm bớt.

Theo chuyên gia, khó có thể xác định dòng vốn ngoại sẽ có xu hướng trở lại bền vững vì thị trường sẽ cần thêm những câu chuyện mới, nhưng có thể khẳng định nhiều khả năng cao điểm làn sóng rút vốn của khối ngoại đã đi qua.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm