Xã hội

Quốc hội chốt bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho sắp xếp bộ máy

Sáng 17/5, với trên 91% tỷ lệ đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. Đây là nội dung mới được bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 9.

Theo đó, ngân sách trung ương 2025 sẽ được bổ sung khoảng 44.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ, công chức viên chức khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy.

Trong đó, 15.710 tỷ đồng còn dư từ nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh lương cơ sở năm 2024 được chuyển nguồn sang 2025. Khoảng 28.290 tỷ đồng được bổ sung từ nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương và bổ sung tương ứng dự án toán ngân sách.

Khoản này sẽ được Chính phủ bổ sung dự toán chi cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh vượt mức Quốc hội cho phép, Chính phủ được dùng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để thực hiện.

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, người thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày tờ trình Chính phủ, cho biết các địa phương cần có thêm khoảng 59.000 tỷ đồng để chi trả chế độ cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Khoản này gồm 15.000 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và 44.000 tỷ ngân sách trung ương (gồm 14.200 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu cho các địa phương, nguồn thực hiện tương tự theo cơ chế cải cách tiền lương).

Cũng theo nghị quyết, Chính phủ được chuyển 6.623 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương 2024 chưa phân bổ còn lại sang năm 2025, để miễn học phí, và các nhiệm vụ phát sinh sắp xếp bộ máy (ngoài chi trả chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động).

Theo tính toán trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần khoảng 10.000 tỷ đồng (riêng năm 2025 là 4.500 tỷ đồng) để miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới cấp THPT.

Quốc hội cũng quyết nghị việc bố trí 3% tổng chi ngân sách năm 2025 cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị.

Trường hợp sau khi đã dùng nguồn tăng thu, nhưng vẫn chưa đủ, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho phép điều chỉnh, sắp xếp các khoản chi chưa phân bổ của ngân sách trung ương 2025 để thực hiện nhiệm vụ này.

Các tin khác

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đã đến lúc tận dụng vốn tư nhân, nhưng...

“Đã đến lúc chúng ta phải tận dụng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân, sự năng động, quyết toán và tính quản lý chặt chẽ của họ để tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, con đường đi còn rất dài chứ không thể thực hiện được ngay được”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói.

Phát hiện ‘gạo lạ’ ở Hậu Giang

Người dân ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang mua bao gạo tên “Một buội đỏ”, hiệu con ong về ngâm khoảng 30 phút, phát hiện nhiều hạt nở mềm như cơm và hơi nhớt. Mẫu gạo đã được cơ quan chức năng thu giữ để kiểm nghiệm.

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới

Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.