Vào mùa xuân năm 2022, khi xung đột Nga-Ukraine lên đến đỉnh điểm, EU bắt đầu nghĩ đến việc từ bỏ khí đốt Nga. Các nước EU bắt đầu tìm kiếm nhà cung cấp mới, và một trong số đó là Algeria.
Sau 2 năm, Algeria hiện là nhà cung cấp khí đốt qua đường ống lớn nhất cho EU và tiếp tục thống trị ngành sản xuất và xuất khẩu khí đốt tự nhiên tại châu Phi. Nhưng vị thế của Algeria trong một số vấn đề quốc tế hiện đang đe dọa nguồn cung tới châu Âu, khiến các quốc gia Địa Trung Hải thuộc Châu Âu phải thỏa hiệp trong chính sách đối ngoại để không mất đi nguồn năng lượng quan trọng này.
Đầu tháng 6, công ty năng lượng Enagas (Tây Ban Nha) cho biết Algeria vượt Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của Tây Ban Nha trong 6 tháng liên tiếp.
Theo Enagas, Algeria đã xuất khẩu tổng cộng 10.267 GWh (khoảng 973 triệu mét khối) sang Tây Ban Nha vào tháng 5 năm ngoái – chiếm 36,3% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào nước này. Nga và Mỹ theo sau, chiếm lần lượt 22,7% và 13,8%. Tỷ lệ này vẫn ổn định kể từ đầu năm nay. Lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ nhập khẩu vào Tây Ban Nha đã giảm xuống vị trí thứ 3, giảm một nửa so với mùa xuân năm 2023.
Cung cấp khí đốt cho châu Âu
Algeria vẫn là nhà cung cấp khí đốt quan trọng nhất cho châu Âu, đặc biệt là khu vực Địa Trung Hải. Năm 2023, Algeria đã vượt Nga để trở thành nhà cung cấp khí đốt đường ống lớn thứ 2 cho EU, sau Na Uy. Điều này đã củng cố vai trò của quốc gia châu Phi trong việc thúc đẩy an ninh năng lượng châu Âu.
Algeria xuất khẩu 85% khí đốt sang châu Âu và đang nỗ lực củng cố vị thế là nước xuất khẩu khí đốt qua đường ống bằng khoản đầu tư 50 tỷ USD đến năm 2028. Đến năm 2024, chính phủ nước này đã phân bổ tới 8,8 tỷ USD, phần lớn trong số đó dành cho thăm dò và sản xuất khí đốt.
Algeria có ba đường ống dẫn đến Ý và Tây Ban Nha, nhưng 1 trong số đó hiện đang không hoạt động. Nước này cũng có dự án xây dựng đường ống thứ 4 từ Nigeria. Algeria đồng thời cũng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Ý. Theo thỏa thuận được ký kết vào năm 2022 giữa Eni (Ý) và công ty dầu khí Sonatrach (Algeria), dự kiến Sonatrach sẽ cung cấp tới 9 tỷ mét khối khí đốt đường ống đến Ý đến năm 2026.
Algeria “rảnh nợ”
Vào tháng 4/2024, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã xếp Algeria đứng thứ 3 trong danh sách các nền kinh tế quan trọng nhất của Châu Phi, sau Nam Phi và Ai Cập. Theo dự báo, GDP Algeria năm 2024 sẽ đạt khoảng 266,78 tỷ USD.
Vào đầu tháng 5, tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune cho biết Algeria – vốn đang không có nợ nước ngoài – sẽ không vay nợ từ các tổ chức quốc tế. Ông cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế Algeria dao động ở mức 4,1%-4,2% vào năm 2023, với GDP của Algeria đạt 260 tỷ USD tính đến cuối năm ngoái. Chính phủ đặt mục tiêu tăng con số này lên 400 tỷ USD vào năm 2026 và 2027.
Kể từ khi ông Tebboune lên nắm quyền vào năm 2019, dự trữ ngoại hối của Algeria lên tới 42 tỷ USD và chi phí nhập khẩu vượt 60 tỷ USD. Algeria cũng quyết tâm đa dạng hóa các nguồn thu nhập dựa trên xuất khẩu dầu khí.
Dẫn đầu châu Phi trong xuất khẩu LNG
Báo cáo của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập (OAPEC) năm 2023 cho biết lần đầu tiên kể từ năm 2010, Algeria dẫn đầu châu Phi trong xuất khẩu LNG, vượt qua Nigeria – vốn giữ vị trí này trong hơn một thập kỷ. Khối lượng xuất khẩu LNG từ Algeria đạt mức cao nhất trong thế giới Ả Rập.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng tổng lượng xuất khẩu LNG của Algeria đạt kỷ lục 13 triệu tấn, tăng 26,1% so với năm 2022.
Theo tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab, Sonatrach đã phát hiện 8 mỏ dầu khí mới tại nước này trong 5 tháng đầu năm nay. Bộ trưởng Arkab cho biết các mỏ này “sẽ là đóng góp lớn vào trữ lượng khí đốt tự nhiên của đất nước”.
Đường ống dẫn khí xuyên sa mạc Sahara
Algeria đang cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua 2 đường ống. Đường ống thứ nhất – TransMed – nối với Ý qua biển Địa Trung Hải, đi qua lãnh thổ Tunisia và có công suất 32 tỷ mét khối mỗi năm. Tuyến đường thứ 2, Medgaz, nối cảng Beni Saf trên bờ biển phía tây Algeria với thành phố Almeria ở miền nam Tây Ban Nha. Đường ống này có khả năng vận chuyển tới 10 tỷ mét khối mỗi năm.
Năm 2009, Algeria, Niger và Nigeria kí thỏa thuận xây dựng đường ống dẫn khí đốt NIGAL xuyên sa mạc Sahara nhằm cung cấp khí đốt từ phía nam Nigeria đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha qua Niger và Algeria. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cực kỳ mong manh. Vào đầu năm 2024, dự án đã bị hoãn lại do tình hình chính trị bất ổn ở Niger. Tuy nhiên, vào tháng 3, Bộ trưởng Năng lượng Muhammad Arkab cho biết Algeria và Nigeria đã đạt được thỏa thuận tiếp tục dự án.
Đường ống dẫn khí xuyên Sahara có tổng chiều dài 4.128km, sẽ kết nối thủ đô Abuja của Nigeria với bờ biển Algeria. Chi phí của dự án ước tính từ 13-15 tỷ USD. Tại một cuộc họp báo sau Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) được tổ chức tại Algeria từ 29/2 đến ngày 2/3 năm nay, Bộ trường Arkab cho biết Nigeria đã gần hoàn thành một phần của dự án và chỉ còn 1.000km nữa là đến Niger. Nước này cũng đã hoàn thành việc xây dựng 700km đường ống dẫn khí đốt và còn khoảng1.800km nữa là đến biên giới với Niger.
Điều đáng chú ý là Nigeria đang cân nhắc các lựa chọn khác để cung cấp khí đốt cho châu Âu. Đặc biệt, đường ống dẫn khí Nigeria – Ma-rốc (NMGP) – được khởi công từ năm 2016 – sẽ được lắp đặt ngầm dọc theo bờ biển Tây Phi. Khi hoàn thành, đây sẽ là đường ống ngầm dài nhất thế giới với chiều dài 5.660km.
Đối với cả Ma-rốc và Nigeria, đường ống này mang đến cơ hội thúc đẩy kinh tế và nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên, đối với Algeria, dự án này đặt ra sự cạnh tranh trong cuộc đua trở thành nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu châu lục.
Cung cấp khí đốt cho Tây Ban Nha: Căng thẳng gia tăng
Xuất khẩu khí đốt từ Ma-rốc sang Tây Ban Nha mới hồi phục. Trong những năm trước, đã có nhiều vụ việc khiến hoạt động này gần như đóng băng. Mối đe dọa đối với nguồn cung chủ yếu là do chính sách đối ngoại của Algeria và mối quan hệ của nước này với các nước láng giềng, đặc biệt là Ma-rốc khi 2 nước có tranh chấp lãnh thổ Tây Sahara.
Ngày 24/8/2021, Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ma-rốc, cáo buộc quốc gia này có “hành động thù địch”. Ngày 31/10, Algeria quyết định không gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt cho Tây Ban Nha thông qua đường ống Maghreb-Châu Âu (MEG) đi qua Morocco. Thay vào đó, LNG sẽ được vận chuyển trực tiếp tới Tây Ban Nha bằng đường cao tốc Medgaz. Sau đó, Algeria lại cấm Tây Ban Nha bán lại khí đốt mà nước này cung cấp. Quyết định này đã khiến cả Madrid và Rabat rơi vào tình thế khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang rình rập ở EU.
Vào 9/6/ 2022, Algeria đã dừng mọi hoạt động xuất nhập khẩu với Tây Ban Nha, ngoại trừ khí đốt, do Tây Ban Nha thay đổi lập trường liên quan đến Tây Sahara.
Vào tháng 7/2024, công ty Sonatrach tuyên bố ngừng cung cấp khí đốt cho Tây Ban Nha do đường ống chính Medgaz bị hư hại. Cùng lúc đó, căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa Madrid và Algeria về việc tái xuất khí đốt sang. Algeria đã nhiều lần phản đối việc khí đốt chảy ngược sang Ma-rốc thông qua đường ống MEG, nhưng Madrid nói rằng nhiên liệu cung cấp cho Ma-rốc đến từ các nước thứ 3.
Nguồn cung khí đốt từ Algeria sang Tây Ban Nha hiện đã ổn định, nhưng đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới. Tháng 5/2023, Algeria tuyên bố sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Naturgy (Tây Ban Nha) nếu công ty này bán cổ phần. Lý do là bởi Naturgy đang đàm phán với Công ty Năng lượng Quốc gia Abu Dhabi (TAQA) trong bối cảnh và Algeria và UAE đang có mâu thuẫn ngầm. Việc UAE bình thường hóa quan hệ với Israel – quốc gia mà Algeria không công nhận – là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng giữa 2 nước.
Một tháng trước, TAQA cho biết công ty đang đàm phán với 3 cổ đông lớn nhất của Naturgy, có thể là mua cổ phần và tiếp quản toàn bộ công ty khí đốt lớn nhất Tây Ban Nha. Sau khi ký hợp đồng với Sonatrach, Naturgy sở hữu cổ phần trong một đường ống dẫn khí đốt lớn giữa Tây Ban Nha và Algeria. Các quan chức của Naturgy phủ nhận khả năng bán cổ phần của họ và vào ngày 11/6. Còn TAQA thông báo không mua được cổ phần trong công ty khí đốt Tây Ban Nha.
Vì vậy, vì vấn đề lợi ích riêng của mình, Algeria không thể hoàn toàn đảm bảo an ninh năng lượng cho EU và độc lập khỏi nguồn cung nhiên liệu Nga. Nhưng, đối với một quốc gia từng là thuộc địa của Pháp, nước này hiện có thể nói chuyện “sòng phẳng” với châu Âu trên các điều khoản bình đẳng, đưa ra các điều kiện, phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích riêng của đất nước nhờ lợi thế tài nguyên khổng lồ.
Theo RT