Kỹ năng sống

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội


Tính cách tiết lộ IQ và EQ của trẻ em

Định nghĩa của mọi người về thiên tài như thế nào? IQ trên 160 hay EQ vượt trội hơn người? Thật ra không có định nghĩa chính xác về thiên tài. Có thể nói một đứa trẻ thông minh học giỏi là thiên tài, cũng có thể gọi một đứa trẻ giỏi giao tiếp, đối nhân xử thế là thiên tài, đó là những biểu hiện của trẻ em có IQ và EQ vượt trội. Nhưng liệu mọi người có biết nguyên nhân vì sao trẻ có EQ cao hòa đồng, thích giao tiếp, còn trẻ có IQ cao lại chỉ thích một mình?

Nghiên cứu cho thấy, đa số trẻ em có IQ cao thường có tính cách hướng nội, ngại giao tiếp, thích độc lập, bởi vì khi giải quyết vấn đề chúng đều đặt lý trí lên trên hết, cách suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề cũng trưởng thành hơn so với bạn bè đồng trang lứa rất nhiều. 

Chẳng hạn trẻ em cùng chơi trò chơi là điều rất bình thường, nhưng những đứa trẻ có chỉ số IQ cao có thể cảm thấy việc này khá trẻ con, chúng thích tự chơi các trò như: xếp gỗ, xếp hình, vẽ tranh... hơn. Vì vậy hình thành tính cách hướng nội, tách biệt với đám đông xung quanh.

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội - Ảnh 1.

Những đứa trẻ này thường không có “tiếng nói chung” với bạn bè đồng trang lứa, chúng có khả năng tự tạo ra niềm vui cho mình, giỏi suy nghĩ, có góc độ quan sát sự vật vô cùng độc đáo. Vì vậy, phụ huynh đừng quá lo lắng khi thấy con mình ít nói, không chơi đùa cùng bạn bè, và cảm thấy “bị bỏ rơi”, vì rất có thể chúng lại là thiên tài bẩm sinh đấy!

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối không biết làm sao để nâng cao chỉ số EQ của con cái. Thật ra, có nhiều đứa trẻ vốn trời sinh EQ cao. Chúng lễ phép biết chừng mực, hiểu được trong tình huống nào nên nói điều gì, biết cách kiểm soát cảm xúc, ít khi hành động cảm tính để cảm xúc dẫn dắt, và mối quan hệ của chúng với những người xung quanh vô cùng tốt. Chúng vừa giỏi “nhìn sắc mặt” của người khác, lại khéo léo thể hiện bản thân. Tuy những đứa trẻ này không có IQ cao hơn người khác, nhưng lại khiến mọi người vô cùng yêu quý.

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội - Ảnh 2.

Jack Ma trong một lần diễn thuyết từng nói: “Người có EQ cao sẽ dễ dàng thành công, vì mọi người đều yêu quý anh ấy, nên càng có nhiều cơ hội. Còn người học giỏi lại không thích kết bạn, do đó người có IQ cao thường chỉ số EQ lại thấp.”

Con cái có chỉ số IQ hay EQ vượt trội đều là sự may mắn của bậc cha mẹ. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, cha mẹ hãy nhớ giáo dục cho con cái cả về IQ lẫn EQ. Đối với những đứa trẻ thích độc lập, các bậc phụ huynh nên chú ý dạy chúng cách giao tiếp, khuyến khích chúng vui chơi cùng bạn bè, cải thiện chỉ số EQ. Còn đối với những đứa trẻ thích “hòa mình vào đám đông”, hãy nhắc nhở chúng chú ý học tập, đọc nhiều sách, tư duy nhiều và sâu hơn.

3 câu nói đơn giản giúp con cái có EQ “vượt trội hơn người”

    Đừng oán trách

Trẻ em có EQ thấp thường tự cho mình là trung tâm, thiếu sự đồng cảm, thường oán trách người khác và thoái thác trách nhiệm. Vì vậy, hãy dạy chúng mỗi khi gặp chuyện bất công hoặc có cảm xúc tiêu cực, trước tiên đừng oán trách, hãy bình tĩnh và thử tự đặt mình vào hoàn cảnh đối phương để hiểu và cảm thông hơn. 

Học cách nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn của đối phương, thử cảm nhận với vai trò là người đó để biết tại sao họ lại nói như vậy, làm như vậy.

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội - Ảnh 3.

    Con nghĩ sao?

Thiếu chủ kiến và ý thức cá nhân, dễ xuôi theo đám đông đều là biểu hiện của trẻ em có EQ thấp. Do đó, khi giao tiếp với con cái, bậc phụ huynh nên thường hỏi chúng về suy nghĩ và ý kiến riêng, cổ vũ con bày tỏ suy nghĩ, thể hiện rõ quan điểm của mình. Từ đó, cha mẹ sẽ chỉ ra và giúp chúng sửa đổi những sai sót.

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội - Ảnh 4.

Ví dụ như, sai lầm trong nhận thức, thiếu sót trong cách diễn đạt... Sau nhiều lần rèn luyện và chỉnh sửa, đứa trẻ sẽ có tiến bộ, EQ cũng được cải thiện. Trước khi nói, chúng sẽ phải xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh, từ đó sẽ có chủ kiến hơn, hoặc ít nhất chúng sẽ trở nên dạn dĩ, nói nhiều hơn trước.

    Khen cha/mẹ một câu đi nào!

Cha mẹ có thể thử bảo con cái khen ngợi, cổ vũ mình để dạy con cách khen ngợi người khác, tìm ra ưu điểm của những người xung quanh. Hầu hết trẻ em có EQ thấp đều có thói quen tự nâng cao giá trị bản thân, đề cao ưu điểm chính mình mà xem nhẹ hoặc chối bỏ khuyết điểm. 

Bậc phụ huynh dạy con thường xuyên khen ngợi người khác để cải thiện EQ, giúp con biết cách diễn đạt, nhận ra điểm mạnh của mọi người, sau này các mối quan hệ xã hội sẽ thân thiết và hài hòa hơn.

Quan sát tính cách nhận biết chỉ số IQ, EQ của con: Cha mẹ thường xuyên nói với con 3 câu này, giúp trẻ có EQ vượt trội - Ảnh 5.

Tổng hợp Sina, Sohu


Cùng chuyên mục

Đọc thêm