Như chúng ta đã biết, nền văn minh Trung Hoa có tuổi đời 5.000 năm với nhiều nền văn hóa và công trình kiến trúc cổ được truyền lại cho đến ngày nay. Phần lớn bạn bè quốc tế nhắc đến Trung Quốc sẽ nghĩ ngay đến Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Không dừng lại ở đó, quốc gia này có có cung điện Potala hùng vĩ không kém.
Ít ai biết được rằng cung điện Potala được xây dựng sớm hơn và được bảo quản nguyên vẹn hơn Tử Cấm Thành. Tính đến nay, công trình đã có lịch sử hơn 1.300 năm, tọa lạc tại Tây Tạng, trên ngọn có độ cao khoảng 3.700 mét.
Có một số tin đồn cho rằng một nửa số vàng trên thế giới nằm trong Cung điện Potala. Tuy nhiên khi đến đây, điều khiến người ta tò mò nhất lại là khu vực nhà vệ sinh.
Lịch sử ra đời của Cung điện Potala
Cung điện Potala được xây dựng vào năm 637. Để đánh dấu mốc cuộc hôn nhận của vua Tùng Tán Cán Bố và Công chúa Văn Thành, vị vua vĩ đại này đã cho xây dựng một cung điện nguy nga và đồ sộ. Cung điện đã bị phá hủy hầu hết vào thời Trung cổ và đến thế kỷ XVII mới được trùng tu. Phải mất thêm hơn 50 năm công trình mới hình thành quy mô như ngày nay. Từ Potala trong tiếng Phạn có nghĩa là "đất thánh của đức Phật".
Vật liệu xây dựng cung điện chủ yếu là đất, đá và gỗ. Khi đó khoa học công nghệ chưa phát triển, tất cả vật liệu này đều phải dùng lừa và sức người. Tổng thể công trình có hơn 1.000 gian phòng, hơn 10.000 Phật điện và 20.000 tượng điêu khắc.
Vì là cung điện lớn nhất và cao nhất thế giới nên nơi này tự hào có những di tích, tác phẩm nghệ thuật phong phú, đặc biệt là các di sản văn hóa của người Tây Tạng, Hán, Mông Cổ độc đáo. Potala chính là thành tựu to lớn của nghệ thuật kiến trúc Tây Tạng.
Cung điện Potala cất giấu bao nhiêu vàng?
Tương truyền khi xây dựng cung điện Potala, vua Tùng Tán Cán Bố đã chi ra một khoản tiền không hề nhỏ. Ông đã ra lệnh cho những người thợ thủ công phải làm ra một công trình thật hoành tráng và nguy nga. Việc tìm được một địa điểm rộng lớn như vậy để xây dựng cung điện trên núi cao hùng vĩ đã là một kỳ công, tích hợp được đặc điểm của các ngôi chùa trên nền tảng của các cung điện truyền thống thì lại càng khó.
Theo ý tưởng của vua Tùng Tán Cán Bố, cung điện của Cung điện Potala phải cao ít nhất 200 mét, bên ngoài có 13 tầng, bên trong cũng phải có 9 tầng. Từ mái nhà đến sàn nhà cho đến các bức tranh tường đều phải thật lộng lẫy và nguy cơ.
Trong “Hồ sơ về các vị vua của Tây Tạng”, người đã đã tìm thấy phần mô tả về Cung điện Potala như sau: “Cổng của cung điện quay mặt về hướng Nam, trong cung có hơn 900 phòng, ngoài ra còn có hơn 1.000 phòng khác".
Sau khi Cung điện Potala được xây dựng xong, các vật phẩm liên quan đến Phật giáo cũng như nhiều báu vật quý hiếm và đồ trang sức bằng vàng bạc của hồi môn, đều được đặt ở bên trong. Vốn dĩ cảnh quan tại đây đã đủ tráng lệ nhưng nơi chứa nhiều "báu vật" nhất lại là một ngôi chùa.
Theo lời kể của người dân địa phương, ngôi chùa này cao 14,85 mét. Để xây dựng nơi ngày, nhà vua đã bỏ ra hơn 110.000 lượng vàng cũng như hơn 15.000 viên ngọc trai, đá quý và mã não. Cũng theo một số câu chuyện được truyền lại, một nửa số vàng trên thế giới khi đó nằm ở cung điện Potala.
Tuy nhiên không có bất cứ bằng chứng nào chứng mình cho những giả thuyết này. Theo một số nhà khoa học, sở dĩ có lời đồn như vậy là bởi công trình này được xây dựng bằng nhiều tâm huyết, có nhiều nơi được dát vàng nên từ đó nảy sinh những lời đồn đại. Cũng theo giới chuyên môn, sự tráng lệ của Cung điện Potala không chỉ ở vẻ bề ngoài mà nó còn có ý nghĩa lịch sử và kinh tế.
Nhà vệ sinh độc đáo nghìn năm không cần quét dọn
Đây là công trình độc đáo và hùng vĩ nên đã thu hút không ít du khách đến tham quan. Tuy nhiên, nhiều người đến đây đã phải bỏ cuộc vì không thể đi hết tất cả các phòng có trong công trình này.
Dẫu vậy, những khách du lịch đến đây đều tò mò về khu vực nhà vệ sinh của nó. Mọi người đến thăm nhà vệ sinh không phải vì đẹp mà vì thắc mắc vì sao nơi này đã trải qua hàng nghìn năm không được quét dọn nhưng vẫn sạch sẽ.
Trên thực tế, những người tham gia xây dựng Cung điện Potala đã tính đến điều này. Đó là do công trình này nằm ở độ cao 3.700 mét nên khi chất thải rơi xuống đáy thì cũng không sợ bị đầy. Đặc biệt là ở Tây Tạng, khí hậu rất khắc nghiệt, những chất thải này khi được xả ra môi trường sẽ nhanh chóng trở thành nguồn dinh dưỡng cho thảm thực vật ở bên dưới.
Đây là bí mật mà không phải ai cũng biết. Thiết kế này là minh chứng cho sự sáng tạo và tầm nhìn của người xưa.
Cho đến nay, Cung điện Potala được tu sửa và trở thành Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. Công trình này không chỉ mang giá trị lịch sử, tôn giáo và kiến trúc lâu đời, mà còn được ví như là kho báu vô giá lưu giữ các tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại.
Tổng hợp