Kinh doanh

Quân đoàn TikToker của ông Biden

Theo Forbes, thời điểm dịch COVID-19 lan rộng tại Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã thành lập một đội quân influencer (người có sức ảnh hưởng) trên TikTok hay được gọi là các hot TikToker (người chơi TikTok nổi tiếng). Họ đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền người dân đi tiêm vắc xin COVID-19.

Ellie Zeiler, 17 tuổi, một học sinh cấp ba kiêm TikToker sở hữu hơn 10 triệu người theo dõi đã được Nhà Trắng đưa ra một lời đề nghị. Cụ thể, Zeiler được yêu cầu tham gia một chiến dịch kêu gọi người theo dõi của cô đi tiêm phòng.

Và cô nữ sinh trung học này không phải là ngoại lệ. Khoảng 50 người khác gồm các streamer trên nền tảng Twitch, YouTuber và TikToker sở hữu lượng người theo dõi khủng đã tham gia chiến dịch đó của chính phủ, thậm chí cả nữ ca sỹ 18 tuổi, Olivia Rodrigo cũng góp mặt trong đội hình.

Hot TikToker - công cụ tuyên truyền mới trong cuộc chiến thông tin 4.0 - Ảnh 1.

TikTok đang trở thành một chiến trường mới về mặt thông tin. (Ảnh: Forbes).

Đội quân tuyên truyền mang tên Hot TikToker

Một số tiểu bang và thành phố địa phương ở Mỹ cũng đã khởi động các chiến dịch tương tự. Và trong bối cảnh tình hình chiến sự ở Ukraine vẫn chưa có điểm dừng, người Mỹ lại tiếp tục sử dụng chiến lược thông tin này.

Theo báo cáo của tờ Washington Post, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng và Hội đồng An ninh Quốc gia đã tổ chức một cuộc họp ngắn với khoảng 30 nhà sáng tạo nội dung có ảnh hưởng hàng đầu.

Những người sáng tạo nội dung này đã được cung cấp một cái nhìn tổng quan về những gì đang diễn ra ở Ukraine, đồng thời hiểu hơn về quan điểm của Thư ký Báo chí Mỹ, Jen Psaki cùng cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, Matt Miller. 

Ông Psaki cho rằng các TikToker trẻ tuổi sẽ giúp lan tỏa sự thật nhiều hơn. "Thuốc giải độc tốt nhất cho thông tin sai lệch là sự thật", Thư ký Báo chí Mỹ nói.

Rob Flaherty, Giám đốc chiến lược số của Nhà Trắng cho biết TikTok là một nguồn "cực kỳ quan trọng" để cập nhật và tiếp cận hàng triệu người trực tuyến. "Một lượng lớn người đáng kinh ngạc đang tìm hiểu về cuộc "xâm lược" ở Ukraine thông qua những người sáng tạo nội dung số", ông Flaherty đã tweet hôm 10/3. 

"Chúng tôi thực sự coi trọng vấn đề đó và đang làm việc để đảm bảo rằng những nhà sáng tạo đó có khả năng đưa ra lời giải cho những thắc mắc hiện nay", quan chức Nhà Trắng này cho biết.

Tờ Washington Post đưa tin rằng Kahlil Greene, một nhà sáng tạo nội dung có hơn 534.000 người theo dõi trên TikTok không cảm thấy ngạc nhiên khi mình được nhận lời mời từ Nhà Trắng. Greene nói: "Những người trong thế hệ của tôi nhận được vô vàn thông tin từ TikTok. Đó là nơi đầu tiên chúng tôi tìm kiếm các chủ đề mới và tìm hiểu về mọi thứ". 

Trong khi đó, Marcus DiPaola, người có 3,5 triệu người theo dõi trên TikTok, cho biết "Nếu Nga sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ thực hiện các bước leo thang. Chúng tôi không biết điều đó có nghĩa là gì, nhưng điều đó sẽ không tốt cho Nga."

TikTok - Chiến địa thông tin Ukraine

Cách đây hai tuần, trên TikTok xuất hiện một video được phát trực tuyến với tiêu đề "người lính Ukraine". Trong đoạn video, xuất hiện khung cảnh cửa sổ các căn hộ đón ánh nắng chói chang trong tiếng còi báo động hú liên hồi. Người đàn ông xuất hiện trong video, dùng tiếng Anh để bày tỏ sự biết ơn với những người theo dõi về khoản ủng hộ vật chất của họ.

Tuy nhiên, video này không phản ánh đúng thực tế những gì đang diễn ra ở Ukraine. Theo tờ Financial Times (Anh),  ở Kyiv thời gian đó có tuyết rơi, bầu trời u ám và những âm thanh trong clip cũng không khớp với tiếng còi báo động được nghe thấy trong thành phố. Đoạn video sau đó đã bị TikTok gỡ bỏ nhưng nó đã kịp thu hút được hơn 20.000 lượt xem và hơn 3.600 quà tặng đã được gửi đi, số quà tặng ảo này có thể quy đổi ra thành tiền.

Đây là một ví dụ cho việc TikTok đang dần đã trở thành nguồn tin tức cho nhiều người trẻ, dùng để theo dõi chiến sự ở Ukraine qua điện thoại của họ. Các tài khoản Ukraine đã chia sẻ câu chuyện của họ, kêu gọi sự ủng hộ và viện trợ cho đất nước mình. 

Tuy nhiên, điều này càng làm lộ ra những bất cập trong việc kiểm duyệt nội dung của TikTok, vốn đã tạo điều kiện cho sự gia tăng của các tài khoản lừa đảo đăng nội dung giả để thu hút người theo dõi, thu lợi bất chính. 

Abbie Richards, một nhà nghiên cứu thông tin sai lệch của TikTok cho biết: "Có lỗ hổng thông tin đặc biệt, dễ bị lấp đầy bởi các cảnh quay không chính xác. Vấn đề này liên quan đến việc người dùng vô tình đăng cảnh quay gây hiểu lầm hoặc không chính xác, Richards nói. 

Nghiêm trọng hơn cả, nhiều người dùng thông tin sai lệch đó để tạo ra sự chú ý nhằm có thêm nhiều lượt thích, view và người theo dõi. Theo Financial Times, các nhà sáng tạo nội dung được TikTok khuyến khích bằng cách trao thưởng cho họ qua các vật phẩm ảo như hoa hồng, gấu... chúng có thể chuyển thành Diamond - một loại tiền tệ trong TikTok, có thể quy đổi ra tiền thật.

TikTok nhận 50% hoa hồng trên số tiền chi cho quà tặng ảo, theo những người sáng tạo trên nền tảng này. Nhiều buổi phát trực tiếp về cuộc chiến Ukraine trên TikTok được phát hiện là đang truyền tải thông tin sai lệch nhưng họ vẫn nhận được hàng nghìn món quà và lượt xem. 

Trong loạt video xu hướng về Ukraine, xuất hiện nội dung về những người lính trong quân ngũ đang nói những lời tạm biệt với người yêu của họ. Nó đã thu hút 7,3 triệu lượt xem nhưng thực tế, đây là một cảnh trong bộ phim của Ukraine phát hành năm 2017 mang tên "The War of Chimeras".

Hot TikToker - công cụ tuyên truyền mới trong cuộc chiến thông tin 4.0 - Ảnh 2.

TikTok đang là nơi phát tán tin giả dễ dàng nhất. (Ảnh: Financial Times).

TikTok trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất thế giới vào năm 2020, khi người dùng đổ xô đến nền tảng này trong đại dịch. Nhưng sự phát triển vượt bậc của nó đã đặt ra câu hỏi về khả năng kiểm duyệt của ứng dụng video dạng ngắn, khi công ty bắt kịp và cố gắng học hỏi từ các đối thủ truyền thông xã hội cũ hơn của mình. Để giải quyết vấn đề này, ho đã tăng cường đội ngũ kiểm duyệt của mình ở Châu Âu, đồng thời họ cũng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để gắn cờ tài liệu vi phạm. 

Tuy vậy, các chuyên gia tranh luận rằng thuật toán của TikTok cho phép lan truyền thông tin sai lệch nhiều hơn. Họ chỉ ra rằng các công cụ chỉnh sửa của nền tảng cho phép người dùng dễ dàng sử dụng lại hoặc trộn nội dung âm thanh và hình ảnh từ các nguồn khác nhau.

TikTok vẫn đang trấn an người dùng của mình. Công ty cho biết sự an toàn của cộng đồng là ưu tiên hàng đầu và họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình bằng nguồn nhân lực đã tăng cường. "Chúng tôi đã hành động đối với nội dung hoặc hành vi đe dọa sự an toàn của nền tảng, bao gồm cả việc xóa nội dung chứa thông tin sai lệch có hại", một phát ngôn viên TikTok cho biết.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm