Ông Chen, 69 tuổi, dạo gần đây có biểu hiện lo lắng về tuổi tác, ông cảm thấy sức khỏe của mình mấy năm nay không còn tốt như trước nên sợ một ngày nào đó sẽ sớm ốm yếu, bệnh tật. Ông lại lo cho cậu con trai út còn chưa gây dựng được sự nghiệp, chưa sinh con đẻ cái.
Sau đó vài hôm, ông gặp bà Lý cùng xóm, người đã hơn 78 tuổi nhưng vẫn ngày ngày vui vẻ, đi nhanh như bay, dáng người cường tráng. Trò chuyện một hồi, bà Lý cho "bạn già" lời khuyên rằng: "Con cháu sẽ có phúc riêng, đừng nghĩ quá nhiều. Càng nghĩ nhiều thì đời ông càng ngắn."
Trên thực tế, có rất nhiều người giống ông Chen. Sau tuổi nghỉ hưu, họ bắt đầu mắc chứng lo âu về tuổi tác. Họ nên giải quyết thế nào?
Sau tuổi 60, nên bảo vệ 3 thứ sau
Gần đây, nghiên cứu về người cao tuổi sống lâu đã được công bố trên tạp chí "Khoa học lão khoa", dựa trên kết quả quan sát kéo dài 35 năm với 44.636 người tham gia từ 64 đến 99 tuổi. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu so sánh đặc điểm chung của những người sống lâu trăm tuổi thường có ba điểm chính:
• Sau 60 tuổi, lượng đường trong máu không cao, không bao giờ > 6,5 trong giai đoạn đầu đời.
• Sau 60 tuổi, nồng độ creatinine (một sản phẩm cặn bã được đào thải duy nhất qua thận) không cao, thường không >125.
• Sau 60 tuổi, nồng độ axit uric cũng duy trì ở mức không cao.
Tóm lại, có thể thấy, bảo vệ 3 chỉ số trao đổi chất chính là đường huyết, creatinine và axit uric có liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa của con người, giúp kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể.
Bảo vệ 3 chỉ số trao đổi chất chính là đường huyết, creatinine và axit uric có liên quan chặt chẽ đến quá trình lão hóa của con người, giúp kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể. Ảnh minh họa: Internet
Nếu muốn sống thọ, "lười" làm 3 điều này
Hong Zhaoguang, chuyên gia giáo dục sức khỏe nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: Chu kỳ tăng trưởng của con người được tính dựa trên thời điểm chiếc răng cuối cùng mọc ra (20-25 tuổi) và vòng đời của con người gấp 5 đến 7 lần tốc độ tăng trưởng. Vì vậy, nhiều người sống khỏe mạnh có thể thọ tới 100 năm.
Nhưng nếu muốn dễ dàng sống đến 100 tuổi thì có những điều bạn cần chú ý, mấu chốt nằm ở giai đoạn trung niên từ 60 tuổi.
1. "Lười" tức giận, cáu kỉnh mỗi ngày
Người xưa có câu "Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào tâm lý của bạn". Quả thật, nếu ngày nào bạn cũng mất bình tĩnh và tức giận thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ chịu ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất để có được sức khỏe tốt là nuôi dưỡng tâm hồn, duy trì tâm trạng tốt có tác động tích cực đến tuổi thọ.
Điều quan trọng nhất để có được sức khỏe tốt là nuôi dưỡng tâm hồn, duy trì tâm trạng tốt có tác động tích cực đến tuổi thọ. Ảnh minh họa: Internet
2. "Lười" ăn uống vội vàng
Uống nước quá nhiều với tốc độ quá nhanh có thể đột ngột làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn, dễ dẫn đến tăng huyết áp và không đủ máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng như não. Điều này cũng có thể gây ra suy tim, đột quỵ, v.v. với những người đã tồn tại vấn đề sức khỏe tim mạch.
Ăn nhanh, nuốt vội cũng dễ dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, thậm chí là đau thắt ngực; Kéo dài thói quen bạn sẽ không kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể. Khi lượng thức ăn vào liên tục mà không được xử lý ngay sẽ gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường…ảnh hưởng đến sự điều tiết của Insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì.
3. "Lười" tích mỡ ở bụng
Dù là nam hay nữ, bạn cũng nên lưu ý đừng để bụng to, vì béo bụng có liên quan đến nhiều loại bệnh, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bạn. Vào năm 2016, một bài báo đăng trên Tạp chí Y học New England cho thấy chất béo quá mức có liên quan đến sự xuất hiện của ung thư ruột kết, ung thư thực quản, ung thư thận, ung thư tử cung, ung thư vú và các bệnh ung thư khác.
Nếu muốn sống lâu và khỏe mạnh, đừng bỏ qua những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, đặc biệt đừng làm những điều kể trên!
*Nguồn: Sohu