Doanh nghiệp

PNJ hồi phục hậu Covid-19: Mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022

Sớm đầu tư hệ thống quản lý xuyên suốt từ đầu vào, hàng tồn đến đầu ra… đã giúp bộ máy vận hành của PNJ chủ động ứng phó với các thay đổi do đại dịch; đặc biệt là vận hành hiệu quả và tối ưu hóa chuỗi ung ứng.

Dù bất ngờ thua lỗ trong quý 3/2021 do phải đóng cửa hàng loạt, PNJ đã nhanh chóng ghi nhận 457 tỷ lãi ròng trở lại trong quý tiếp theo – thậm chí tăng trưởng so với quý 4/2020.

Sang 2022, tính riêng quý I, doanh số tiếp đà tăng 41% so với cùng kỳ, bất chấp những tồn đọng hậu Covid-19 cũng như ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine. Lên kế hoạch cho cả năm, PNJ kỳ vọng lợi nhuận vào mức 1.300 tỷ đồng – tăng 28% so với năm 2021, cũng là con số mục tiêu cao nhất của Công ty. Những tín hiệu lạc quan nhanh chóng phản ứng vào thị giá, đưa cổ phiếu PNJ lên đỉnh với 119.000 đồng/cp, tương ứng vốn hoá đạt 1,4 tỷ USD.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, BLĐ Công ty nhấn mạnh vai trò to lớn của khâu quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng thời gian qua. Đơn cử, dự án giá thành được triển khai từ tháng 5/2021 bước đầu đóng góp tích cực vào việc rút ngắn thời gian sản xuất, giảm hao hụt và chi phí. Các dự án phát triển sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tương lai như: trang sức Ý, nữ trang Kim cương… được triển khai đúng tiến độ.

"Đối mặt với những thách thức do phong tỏa toàn quốc, hoạt động cung ứng đã được điều hướng linh hoạt và địa phương hóa. Song song, những tuyến vận chuyển mới, sáng kiến/cách thức mới, hoạt động cho mượn hàng nội bộ liên vùng… cũng được chúng tôi áp dụng đã giúp giảm thiểu tác động của phong tỏa. Từ đó tạo lợi thế lớn sau giãn cách khi thị trường vẫn đang xoay sở với sự đứt gãy lớn của cung ứng và giao nhận.

Chưa kể, dự án Transportation Management System được nghiên cứu triển khai từ quý 2 còn kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng tầm năng lực cung ứng trong toàn hệ thống", đại diện Công ty nói.

Vị này cũng cho biết, với năng lực tự nghiên cứu và phát triển, PNJ đã tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn so với đi mua các giải pháp của các hãng lớn và thuê đơn vị triển khai. Điển hình, Công ty đã sớm phát triển thành công ứng dụng quản lý bán hàng trên điện thoại di động (Mobile POS); tự đưa vào vận hành hệ thống quản lý chuỗi bán lẻ (Retail Management Systems – RMS), hệ thống bán lẻ SAP….

PNJ hồi phục hậu Covid-19, mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022 - Ảnh 1.

PNJ còn áp dụng giải pháp điện toán đám mây của AWS giúp đo lường được biến động về lượng người dùng truy cập và giao dịch, tự động tăng công suất hệ thống để đáp ứng những ngày cao điểm này mà không cần chuẩn bị trước về tài nguyên vật lý.

Đặc biệt, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng, PNJ đã thông qua các chương trình phát triển lâu dài. Nổi bật là hoạt động "Định vị giá trị nhân lực EVP" nhằm xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, thu hút và giữ chân nhân tài. Nhờ đó, năng suất lao động năm 2021 bật tăng 19% so với cùng kỳ và đạt mức cao nhất kể từ 2017.

Mặt khác, do lĩnh vực đặc thù với nhiều diễn biến phức tạp của thị trường, ngoài việc cân đối các chỉ số hiệu quả về mặt khai thác tài sản, ban lãnh đạo PNJ cũng đưa ra những quyết định quản trị, xét đoán vĩ mô, từ đó tạo ra lợi thế tài chính cho Công ty. Năm 2021, bên cạnh tăng tồn kho chiến lược, PNJ vẫn duy trì tốt hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Số ngày tồn kho đạt 175 ngày, rút ngắn 1 ngày so với năm trước. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) năm 2021 đạt 10,8% trong điều kiện mất đi gần 3 tháng kinh doanh.

PNJ hồi phục hậu Covid-19, mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022 - Ảnh 2.

Cửa hàng PNJ

Các chương trình hành động được triển khai gấp rút trên nền tảng thúc đẩy không ngừng tiến trình tái tạo văn hóa doanh nghiệp từ chính các giá trị bên trong. Năm 2021, những đổi thay tích cực đã được thể hiện rõ nét thông qua hàng loạt hành động ứng phó những tác động từ đại dịch, đặc biệt Ủy ban phòng chống dịch bệnh cấp Tập đoàn đã xây dựng các kịch bản ứng phó và luôn có những hành động kịp thời để bảo vệ an toàn cho gần 7.000 CBNV và gia đình. Song song, các kịch bản ứng phó được xây dựng đã phát huy tác dụng khi giúp PNJ có được phương thức vận hành hệ thống một cách linh hoạt

Với những "vũ khí" trên, trong điều kiện môi trường kinh doanh khắc nghiệt nhất khiến nhiều công ty thậm chí rời bỏ thị trường, PNJ vẫn cán đích năm 2021 với doanh thu tăng trưởng 12%, tiếp tục chiếm lĩnh và củng cố vị trí số 1 về thị phần bán lẻ trang sức ở Việt Nam. Lợi nhuận gộp Tập đoàn đạt trên 3.598 tỷ, tăng trưởng 5%.

"Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một năm khó khăn, phản ánh sự quyết liệt trong kinh doanh, hiệu quả và nội lực của toàn PNJ. Công ty đã chủ động phát triển hệ thống mạng lưới cửa hàng theo chiều sâu trong năm 2021, chủ yếu tập trung khai thác thêm các địa điểm có vị thế tốt, đón đầu xu hướng hồi phục sau dịch của thị trường cùng với tối ưu hóa doanh thu trên mỗi cửa hàng", đại diện nói thêm.

PNJ hồi phục hậu Covid-19, mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022 - Ảnh 3.

Sang năm 2022, Công ty dự kiến mở thêm 35-40 cửa hàng; mục tiêu tăng trưởng doanh thu thuần 32,2%, tương ứng hơn 25.834 tỷ đồng và lãi ròng tăng trưởng 28,2%, tương ứng hơn 1.319 tỷ đồng.

Riêng quý đầu năm, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.143 tỷ đồng – tăng hơn 41% và LNST đạt 721 tỷ đồng – tăng 41% so với quý 1/2021. Biên lợi nhuận gộp trung bình tháng 3 đạt 17%. Sau quý đầu năm, PNJ đã đạt 39,3% mục tiêu doanh thu năm và 54,6% kế hoạch lợi nhuận năm.

PNJ hồi phục hậu Covid-19, mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022 - Ảnh 4.

PNJ hồi phục hậu Covid-19, mục tiêu lãi kỷ lục 1.300 tỷ năm 2022 - Ảnh 5.

Trong kỳ, PNJ Gold đã mở mới 2 cửa hàng và nâng cấp 3 cửa hàng. Theo đó, hệ thống PNJ hiện có 340 cửa hàng độc lập bao gồm 321 cửa hàng PNJ Gold, 10 cửa hàng PNJ Silver (+280 SiS), 3 cửa hàng CAO Fine Jewellery (+9 SiS), 2 cửa hàng PNJ Style (+21 SiS) và 1 cửa hàng PNJ Watch (+89 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Art.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm