Đóng cửa, VN-Index giảm 14,51 điểm (1,05%) còn 1.370,21 điểm, HNX-Index giảm 13,43 điểm (3,53%) xuống 366,61 điểm, UPCoM-Index giảm 1,51 điểm (1,42%) về 104,89 điểm.
Trong phần lớn thời gian giao dịch cổ phiếu lớn trong rổ VN30 giao dịch với vai trò trụ đỡ, tuy nhiên sức ép bán ra trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp tục khiến chỉ số chùn bước, quay đầu giảm gần 9 điểm. VN-Index theo đó cũng giảm tiếp hơn 14,5 điểm. Tính từ vùng đỉnh lịch sử tại mốc 1.532 điểm thì chỉ số chính sàn HOSE đã giảm tới hơn 160 điểm, tương đương bốc hơi 10,4%.
Thanh khoản cả thị trường tiếp tục tăng so với phiên giao dịch trước đó. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1 tỷ đơn vị, tương ứng 28.131 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE là 23.787 tỷ đồng, tăng 16% so với phiên hôm qua.
Điểm sáng trong phiên là việc khối ngoại mở rộng quy mô mua ròng lên 937 tỷ đồng trên HOSE, trong đó hoạt động giải ngân mạnh mẽ ghi nhận ở VRE (71,2 tỷ đồng), VNM (56,7 tỷ đồng), NLG (48,6 tỷ đồng), MSN (46,9 tỷ đồng),....
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 3,79 điểm (0,27%) còn 1.380,93 điểm, VN30-Index tăng 6,48 điểm (0,45%) đạt 1.441,98 điểm.
VN-Index có thời điểm lấy lại được sắc xanh vào đầu phiên chiều nhưng lực bán luôn chực chờ kéo chỉ số về lại vùng giá đỏ. Trong khi nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò trụ đỡ thì sắc đỏ của nhóm midcap và penny vẫn đang làm khó quá trình hồi phục của thị trường.
Lúc này, nhóm bảo hiểm diễn biến tích cực nhất với MIG tăng kịch trần, trong khi BVH, PVI lần lượt tăng 4,7% và 3,8%,... Ngoài ra, nhóm hóa chất cũng ghi nhận hồi phục với sắc xanh lan tỏa ở DGC, DPM, DCM, BFC và VAF.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,02 điểm (0,29%) còn 1.380,70 điểm, HNX-Index giảm 11 điểm (2,89%) xuống 369,04 điểm, UPCoM-Index giảm 2,56 điểm (2,41%) về 103,84 điểm.
Thị trường chứng khoán có nhịp rơi gần 26 điểm vào 9h45, tuy nhiên dòng tiền từ nhóm vốn hóa lớn chóng nhập cuộc giúp VN-Index chỉ còn giảm hơn 4 điểm khi tạm dừng phiên sáng. Pha hồi phục của VN-Index mặc dù không thể giúp chỉ số lấy lại sắc xanh nhưng đã phần nào giúp tâm lý giao dịch của nhà đầu tư được cải thiện.
Toàn thị trường ghi nhận 181 mã tăng, 802 mã giảm và 107 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 594,7 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị giao dịch trên cả ba sàn khoảng 16.259 tỷ đồng.
Trong đó, thanh khoản trên HOSE đạt hơn 486 triệu đơn vị, tương đương 13.943 tỷ đồng, tăng hơn 2.800 tỷ đồng so với phiên trước đó. Mức tăng thanh khoản chủ yếu đến từ nhịp lao dốc của thị trường.
Tính đến 11h00, VN-Index giảm 10,89 điểm (0,79%) còn 1.373,83 điểm, VN30-Index tăng 3,76 điểm (0,26%) đạt 1.439,26 điểm.
VN-Index có thời điểm giảm gần 26 điểm với lực xả chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Lực cầu bắt đáy xuất hiện giúp thị trường phần nào thu hẹp đà giảm tuy nhiên diễn biến chung của thị trường vẫn là tiêu cực với sắc đỏ gần như trùm lên toàn bộ các nhóm ngành.
Trên sàn HOSE vẫn còn 64 mã giảm sàn chưa được giải cứu, điều này cho thấy dòng tiền vẫn đang thận trọng và không dễ dàng nhập cuộc trước sau nhiều phiên tiêu cực của thị trường chung.
Theo quan sát, GVR là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index, theo sau là VIC, BCM, NVL,... Trong khi đó, VPB, FPT, MBB, TCB, VND,... là các lực đỡ của thị trường.
Tính đến 9h30, VN-Index giảm 10 điểm (0,72%) lên 1.374,72 điểm, HNX-Index giảm 8,56 điểm (2,25%) xuống 371,48 điểm, UPCoM-Index giảm 1,57 điểm (1,47%) còn 104,83 điểm.
Tâm lý giao dịch trên thị trường tiếp tục nhuốm màu bi quan khi nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục rơi sâu. Tính đến hiện tại VNMidcap và VNSmallcap lần lượt giảm 30 và 67,5 điểm. Trong khi đó, rổ VN30 cũng đang rung lắc nhẹ và hiện giảm hơn 4 điểm.
Chỉ sau 30 phút giao dịch thị trường đã có tới 69 mã giảm kịch sàn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua những chuỗi giảm sâu nhất kể từ đầu năm đến naỡng
Tâm lý giao dịch đang ở ngưỡng bi quan quá mức khi không một nhóm ngành nào giữ được sắc xanh. Trong đó, lực bán mạnh nhất tiếp tục ghi nhận ở nhóm bất động sản, xây dựng. Đây cũng là hai ngành có nhiều cổ phiếu giảm sàn sang phiên thứ 4 liên tiếp.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 20/4 biến động trái chiều khi nhà đầu tư đánh giá các kết quả kinh doanh mới được công bố. Dow Jones bật tăng khi Procter & Gamble thông báo lợi nhuận khả quan trong khi Nasdaq Composite bị kéo tụt bởi Netflix.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 250 điểm, tương đương 0,71%, lên gần 35.171 điểm. S&P 500 giảm nhẹ 0,06% còn 4.459 điểm, chủ yếu do cổ phiếu viễn thông và công nghệ. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt 1,22%.