Nhược điểm của "6 chiếc lọ" nổi tiếng
Ai cũng mong đạt được mục tiêu tài chính và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai, nếu đã từng quan tâm đến vấn đề này, chắc hẳn bạn đã nghe tới "Phương pháp 6 chiếc lọ", phương pháp này chia thu nhập định kỳ với tỷ lệ cố định (55%, 10%, 10%, 10%, 10%, 5%) cho 6 chiếc lọ tương ứng với 6 mục tiêu tài chính (Chi tiêu cần thiết, Tiết kiệm dài hạn, Quỹ giáo dục, Hưởng thụ, Quỹ tự do tài chính, Quỹ từ thiện).
Dù ưu tiên tiết kiệm và hỗ trợ lên kế hoạch dài hạn, tỷ lệ này không phù hợp với tất cả mọi người. Mức thu nhập, chi tiêu và mục tiêu tài chính của mỗi người là khác nhau, nên việc áp dụng tỷ lệ cố định trong 6 chiếc lọ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa ngân sách ở một số mục tiêu.
Theo khảo sát, nhiều người dùng đã nhận xét phương pháp này gây khó khăn và tốn thời gian với việc theo dõi và quản lý 6 chiếc lọ riêng biệt, cộng với việc khó khăn khi điều chỉnh khi có thay đổi trong thu nhập, chi tiêu hoặc mục tiêu tài chính.
Chính vì thế, nhiều người đã chuyển sang sử dụng Phương pháp Thác nước với nhiều ưu điểm vượt trội:
- Linh hoạt: Phương pháp Thác nước cho phép bạn tự do điều chỉnh số lượng tầng và tỷ lệ phân bổ cho phù hợp với hoàn cảnh cá nhân, ví dụ như tăng tỷ lệ tiết kiệm cho mục tiêu mua nhà trong tương lai, hoặc giảm đầu tư để ưu tiên trả nợ.
- Dễ dàng theo dõi: Việc theo dõi và quản lý dòng tiền theo đơn giản và trực quan hơn.
- Tính ứng dụng cao: Dễ dàng điều chỉnh khi có thay đổi trong thu nhập, chi tiêu hoặc mục tiêu tài chính.
Phương pháp Thác nước là gì?
Phương pháp Thác nước là một công cụ đơn giản, linh hoạt và hiệu quả giúp bạn quản lý tài chính cá nhân và đạt được mục tiêu tài chính của mình.
Tưởng tượng thu nhập của bạn giống như dòng nước đổ từ trên cao xuống. Phương pháp Thác Nước phân bổ tiền theo từng "tầng thác", ưu tiên các khoản thiết yếu và vẫn đảm bảo một phần ngân sách vừa đủ để "thỏa mãn bản thân".
Cách thức hoạt động:
- Thu nhập trên đỉnh: Hãy tưởng tượng toàn bộ tiền lương của bạn ở trên cùng của thác nước.
- Mục tiêu ưu tiên: Khi tiền chảy xuống, tầng đầu tiên của thác tượng trưng cho các khoản chi tiêu thiết yếu. Đây là những khoản không thể thương lượng như tiền thuê nhà, điện nước, tiền ăn cơ bản, và khoản thanh toán nợ tối thiểu.
- Mục tiêu thứ yếu: Sau khi chi trả các khoản thiết yếu, số tiền còn lại sẽ chảy xuống tầng tiếp theo. Đây có thể bao gồm các mục tiêu tiết kiệm (quỹ khẩn cấp, hưu trí, đầu tư), và trả góp phẩn tiền gốc khoản vay để giảm phần nợ tối thiểu ở Mục ưu tiên.
- Chi tiêu tùy ý: Tầng cuối cùng chứa khoản tiền còn lại. Đây là khoản tiền vui chơi giải trí, ăn uống ngoài quán hoặc sở thích của bạn. Người sử dụng phương pháp có thể vui vẻ sử dụng số tiền này mà không cảm thấy "tội lỗi" do các khoản thiết yếu và tiết kiệm đã được chi trả.
Ví dụ với mức lương tháng 15.000.000 VNĐ.
- Tầng 1 - Thiết yếu (7 triệu VND):
+ Tiền thuê nhà (3 triệu VND)
+ Tiền ăn (2 triệu VND)
+ Điện nước internet (1,5 triệu VND)
+ Trả nợ tối thiểu (500.000 VND)
- Tầng 2 - Mục tiêu thứ yếu (4 triệu VND):
+ Góp quỹ khẩn cấp (1 triệu VND)
+ Tiết kiệm hưu trí (1 triệu VND)
+ Đóng thêm tiền gốc khoản vay (2 triệu VND)
- Tầng 3 - Chi tiêu tùy ý (4 triệu VND):
+ Giải trí (1 triệu VND)
+ Ăn uống ngoài quán (1.5 triệu VND)
+ Quần áo (700.000 VND)
+ Quà cáp (800.000 VND)
Những lưu ý khi áp dụng Phương pháp Thác nước
- Linh hoạt: Bạn có thể điều chỉnh số lượng tầng và mục tiêu cho phù hợp với hoàn cảnh. Thông thường, quỹ khẩn cấp cần bằng ít nhất 3 tháng Chi phí thiết yếu. Sau khi Quỹ khẩn cấp đã đủ, bạn có thể tiếp tục "đổ nước" vào quỹ hưu trí hoặc trả khoản nợ gốc.
Kiểm tra định kỳ: Dù là một phương pháp khá ổn định, hãy ghi chú lại chi tiết "thác nước" thường xuyên, đặc biệt là khi có sự thay đổi trong chi phí thiết yếu.
Kiên trì: Để đạt được mục tiêu tài chính, bạn cần kiên trì thực hiện phương pháp này lâu dài.
Phương pháp Thác Nước là một công cụ hữu ích giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Bằng cách hình ảnh trực quan và cách phân bổ khoa học, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát chi tiêu và đạt được các mục tiêu tài chính mong muốn.