Sức khỏe

Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc thế nào khi mắc COVID-19?

Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 11:02 29/03/2022
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +83.373 9.267.135 42.323 52
1 Hà Nội +9.326 1.449.796 1.229 1
2 TP.HCM +745 591.943 20.336 1
3 Bắc Giang +4.186 304.066 92 2
4 Nghệ An +3.883 380.924 133 0
5 Yên Bái +3.795 104.364 11 0
6 Phú Thọ +3.493 266.030 78 0
7 Lào Cai +3.377 142.940 33 0
8 Đắk Lắk +3.205 131.748 144 4
9 Quảng Ninh +2.522 270.346 121 4
10 Thái Nguyên +2.487 162.560 102 2
11 Hà Giang +2.433 98.874 75 0
12 Thái Bình +2.245 199.181 21 0
13 Vĩnh Phúc +2.140 319.155 19 0
14 Quảng Bình +2.098 99.623 73 0
15 Lạng Sơn +1.981 133.114 70 0
16 Tuyên Quang +1.963 128.154 13 0
17 Sơn La +1.867 131.321 0 0
18 Hưng Yên +1.740 209.054 5 0
19 Cà Mau +1.697 136.958 346 0
20 Bắc Kạn +1.678 46.150 20 2
21 Cao Bằng +1.599 75.144 42 0
22 Hòa Bình +1.501 190.716 102 1
23 Bình Định +1.367 119.792 267 2
24 Hải Dương +1.365 337.425 108 1
25 Hà Nam +1.342 69.554 59 0
26 Bắc Ninh +1.097 321.027 126 0
27 Quảng Trị +1.078 67.054 35 1
28 Lâm Đồng +1.049 75.529 119 0
29 Lai Châu +1.020 60.527 0 0
30 Tây Ninh +969 124.046 861 0
31 Bình Dương +959 373.561 3.443 3
32 Ninh Bình +916 87.056 88 0
33 Điện Biên +907 76.447 17 0
34 Vĩnh Long +891 86.324 811 2
35 Hà Tĩnh +874 37.406 39 3
36 Đà Nẵng +795 91.692 323 0
37 Phú Yên +778 46.797 116 0
38 Bình Phước +743 107.800 210 1
39 Đắk Nông +695 46.191 43 0
40 Thừa Thiên Huế +673 39.748 172 0
41 Thanh Hóa +602 131.287 101 1
42 Nam Định +600 283.402 146 1
43 Bà Rịa - Vũng Tàu +540 66.156 478 0
44 Quảng Ngãi +537 37.777 115 1
45 Bến Tre +476 87.276 456 3
46 Trà Vinh +474 61.076 272 2
47 Kon Tum +402 24.635 0 0
48 Hải Phòng +380 114.586 135 0
49 Bình Thuận +369 48.607 462 2
50 Khánh Hòa +361 113.511 355 4
51 Quảng Nam +298 42.799 128 2
52 Bạc Liêu +172 44.454 441 1
53 Kiên Giang +136 37.888 959 2
54 An Giang +134 38.617 1.362 0
55 Long An +95 46.867 991 0
56 Đồng Tháp +95 49.588 1.025 0
57 Sóc Trăng +69 34.098 603 0
58 Đồng Nai +67 105.819 1.851 3
59 Cần Thơ +53 48.818 934 0
60 Ninh Thuận +17 8.386 56 0
61 Hậu Giang +13 17.247 219 0
62 Tiền Giang +4 35.636 1.238 0
63 0 0 0 0
64 0 0 0 0
65 0 0 0 0
66 0 0 0 0
67 0 0 0 0
68 Gia Lai 0 48.468 94 0

Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 28/03/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

205.495.812

Số mũi tiêm hôm qua

279.038


Ngày 28/3, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn Chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19.

Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc thế nào khi mắc COVID-19? - 1

(Ảnh minh họa).

Theo đó, người mắc COVID-19 là phụ nữ có thai để được điều trị tại nhà phải là người chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ, chưa có dấu hiệu chuyển dạ; Không có một trong các dấu hiệu cấp cứu hoặc bất thường sản khoa như:

- Đau bụng liên tục và/hoặc tăng dần;

- Ra máu âm đạo;

- Ra nước ối;

- Ngất hoặc co giật;

- Phù mặt, chân, tay;

- Đau đầu, nhìn mờ;

- Không có cử động thai (đối với thai > 20 tuần) hoặc cử động thai yếu hơn bình thường;

- Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường khác.

Đối với trẻ sơ sinh, để điều trị tại nhà, trẻ không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ; Không có một trong các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

- Bú ít hoặc bỏ bú;

- Ngủ li bì khó đánh thức;

- Các dấu hiệu suy hô hấp: tần số thở > 60 lần/phút ở 2 lần đếm khác nhau, thở rên, thở khò khè, thở rít, phập phồng cánh mũi, rút lõm lồng ngực, có cơn ngưng thở trên 20 giây, SpO2<96%;

- Co giật hoặc co cứng; cử động bất thường;

- Thân nhiệt: Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ; hạ thân nhiệt dưới 36°C sau khi đã ủ ấm;

- Mắt sưng đỏ hoặc có mủ; rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ;

- Dấu hiệu mất nước: mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo, tiểu ít;

- Vàng da xuất hiện trước 3 ngày tuổi, đặc biệt là vàng da xuất hiện trong 24 giờ sau sinh; Vàng da kéo dài trên 14 ngày; Vàng da lan nhanh đến bụng, đùi, chân trong những ngày đầu sau sinh; Vàng lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; Vàng da tăng nhanh; Vàng da kèm phân bạc màu;

- Tiêu hóa: Nôn liên tục, bụng chướng, tiêu chảy, phân có máu;

- Tình trạng bất thường khác của trẻ.

Theo dõi sức khoẻ phụ nữ mang thai mắc COVID-19 tại nhà ra sao?

Phụ nữ có thai khi điều trị tại nhà cũng cần theo dõi tình trạng sức khỏe như đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi chiều và khi có dấu hiệu bất thường. Đếm nhịp thở, đếm mạch, SpO2 và huyết áp (nếu có thể) hằng ngày;

Theo dõi các dấu hiệu của thai kỳ: cử động thai; các dấu hiệu bất thường về sản khoa cũng là điều cần thực hiện, thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường.

Về quản lý thai, chăm sóc thai nghén, cần duy trì khám thai định kỳ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, khám thai vào bất kỳ thời điểm nào nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc khi có chỉ định của nhân viên y tế;

Nếu thai phụ mắc COVID-19 đến ngày hẹn khám thai và không có các dấu hiệu bất thường về sản khoa, có thể khám thai từ xa hoặc tư vấn thai phụ đợi đến ngày hết cách ly;

Thai phụ cũng cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, vận động và tập thể dục, bổ sung vi chất dinh dưỡng, không sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc thụ động, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích, chất gây nghiện khác; Duy trì bổ sung sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế (tạm dừng khi có các triệu chứng nôn, tiêu chảy).

Đối với bà mẹ trong thời kỳ hậu sản và bà mẹ cho con bú, cần thông báo ngay với nhân viên y tế hoặc đến khám tại cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu bất thường như: Ra máu tăng dần hoặc có máu cục; Sản dịch có mùi hôi; Đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ, tăng dần;

Vết khâu tầng sinh môn (đối với sinh thường) hoặc sẹo mổ đẻ có khối bất thường, tăng kích thước hoặc chảy mủ; Sốt >38°C, không giảm sau khi dùng thuốc hạ sốt, hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ;

Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều;  Co giật; Vú: sưng, nóng, đỏ đau hoặc chảy mủ; Hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.

Với trẻ sơ sinh, cần theo dõi dấu hiệu toàn trạng của trẻ: tình trạng bú mẹ, màu sắc da, phân và nước tiểu; Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày (thân nhiệt bình thường của trẻ là từ 36,5 đến 37,5°C); Đếm nhịp thở và đo SpO2 (nếu có máy) 2 lần/ngày.

Với trẻ sơ sinh, theo Hướng dẫn này, không nhất thiết phải làm xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho tất cả trẻ sơ sinh, kể cả khi người chăm sóc trẻ mắc COVID-19.

Trong trường hợp cả bà mẹ và trẻ sơ sinh đều được xác định mắc COVID-19, cần duy trì cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ ngạt mũi khó bú, vệ sinh mũi cho trẻ trước khi cho bú. Nếu trẻ không bú được, vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.

Nếu chỉ có bà mẹ được xác định mắc COVID-19, cần tư vấn cho bà mẹ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc COVID-19.

  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm