Kỹ năng sống

Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây!

Bức tranh Khê Sơn Hành Lữ Đồ (Tạm dịch: Dạo chơi suối và núi) là một bức tranh cổ đã có tuổi đời gần 1 thiên niên kỷ, rất có tiếng trong nền hội họa Trung Quốc. Hiện tại tuyệt tác này đang được lưu giữ, trưng bày tại bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc).

 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 1.

Bảo vật quý giá này là một bức tranh vẽ trên lụa bằng mực đen, có niên đại từ thời Bắc Tống, tức khoảng hơn 900 năm. Tranh có kích thước lớn khoảng 2 mét chiều dài được vẽ vô cùng tỉ mỉ bằng mực đen. Phần chính của bức tranh là ngọn núi cao chót vót dựng đứng, kỳ vĩ. Dưới chân núi là một rừng cây xanh tốt và dòng thác chảy xiết cùng đoàn lữ hành thong thả bước đi cùng những chú lạc đà.

Dù đã được vẽ từ ngàn năm trước, Khê Sơn Hành Lữ Đồ vẫn khiến hậu thế choáng ngợp vì nét vẽ vô cùng chi tiết, tinh xảo, sinh động, kết hợp hoàn hảo giữa động và tĩnh. Nhìn tranh, người xem vừa thấy sâu lắng bình yên, vừa thấy sự hùng vĩ, khí thế choáng ngợp của tạo hóa. Đây là một trong những bức tranh vẽ thiên nhiên tiêu biểu của thời đại bấy giờ.

 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 2.
 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 3.
 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 4.
 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 5.

Từng chi tiết trong tranh đều được vẽ tỉ mỉ, hoàn hảo

Là một tác phẩm hoàn hảo như vậy, không có gì ngạc nhiên khi bức tranh cổ được đánh giá cao và qua tay những nhà sưu tầm nổi danh nhất. Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến Hoàng đế Càn Long nhà Thanh. Tương truyền, ông vô cùng yêu thích bức tranh này và đã để lại con dấu lớn nhất nằm ở trên đầu tranh.

Tuy nhiên, dù được đánh giá cao là thế nhưng sau hơn 900 năm, hậu thế vẫn chưa biết được chính xác ai là họa sĩ đã tạo nên tác phẩm này. Cũng có nhiều suy đoán và thông tin về tác giả, nhưng chưa bao giờ có thể khẳng định chính xác hoàn toàn. Các họa sĩ thời Bắc Tống hiếm khi có thói quen khắc chữ và con dấu nên Khê Sơn Hành Lữ Đồ bị khuyết danh tác giả cũng không phải chuyện lạ.

Mãi đến ngày 5/8/1958, bí mật của bức tranh cổ nổi tiếng mới được bật mí một cách vô cùng tình cờ, sau hơn 900 năm trời tranh cãi.

Một chuyên gia về thư pháp và hội họa tại Bảo tàng Cung điện Quốc gia Đài Bắc tên Lý Lâm Xán đã phát hiện ra một chi tiết vô cùng quan trọng. Trong một bụi cây ở góc dưới bên phải của tranh có ẩn một chữ ký rất nhỏ, chính là tên tác giả: Phạm Khoan.

 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 6.
 Phóng to 30 lần bức tranh cổ kiệt tác được Càn Long yêu thích, chuyên gia sửng sốt: Bí mật gần 1 thiên niên kỷ hóa ra nằm ở đây! - Ảnh 7.

Phải phóng to bức tranh lên hàng chục lần, người ta mới có thể phát hiện ra bí mật nằm trong kẽ lá này

Sau khi được các chuyên gia khác phân tích, Khê Sơn Hành Lữ Đồ thực sự được xác nhận là tác phẩm của danh họa Phạm Khoan. Ông sinh khoảng năm 950, mất năm 1031, là một trong những họa sĩ có tiếng thời bấy giờ. Trước đây, đã có một số tài liệu lịch sử cho rằng Khê Sơn Hành Lữ Đồ là của Phạm Khoan nhưng vì chưa đầy đủ thông tin này không ai dám khẳng định. Sau phát hiện thú vị của chuyên gia Lý Lâm Xán, điều này cuối cùng cũng có thể được khẳng định.

Một trong những đặc trưng hội họa thời Bắc Tống chính là giấu tên tác giả. Khi ấy, các họa sĩ quan niệm rằng việc viết lên tranh, dù là tên của chính mình cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của bức tranh. Vậy nên việc "giấu" tên ở trong kẽ lá như Phạm Khoan là một giải pháp để các họa sĩ vẫn có thể "đánh dấu chủ quyền" một cách tinh tế.

Nguồn: Sohu

Cùng chuyên mục

Đọc thêm