Chứng khoán

Phiên 8/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 600 tỷ đồng trong ngày thị trường hồi phục

Phiên giao dịch 8/11 mở đầu không mấy suôn sẻ với việc chỉ số VN-Index giảm sâu xuống dưới ngưỡng 960 điểm, tuy nhiên lực cầu bất ngờ xuất hiện vào nửa cuối phiên chiều giúp VN-Index dứt chuỗi 4 phiên liên tục chìm trong sắc đỏ. Dù vậy, thị trường rơi vào trạng thái ‘xanh vỏ, đỏ lòng” khi sàn HOSE ghi nhận 232 mã giảm (37 mã giảm sàn) trong khi chỉ 209 mã tăng điểm.

Cổ phiếu vốn hóa lớn ghi nhận đà phục hồi tốt. Rổ VN30 kết phiên ghi nhận 23 mã tăng, áp đảo 7 mã giảm (trong đó 2 mã giảm sàn). Trong đó nhóm ngân hàng tăng điểm tích cực, VCB, BID hay CTG trở thành những công thần lớn nhất kéo chỉ số VN-Index lên trên ngưỡng tham chiếu, trong đó đáng chú ý khi STB, LPB thậm chí có thời điểm tăng kịch trần trong phiên. Nhóm chứng khoán cũng hồi phục tương đối khi sắc xanh ghi nhận tại đa số mã.

Ở chiều giảm, cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm sàn hàng loạt trước áp lực bán tháo mạnh, NVL, DIG, PDR, LDG, CTD, FCN, DXG giảm sàn trắng bên mua, dư bán giá sàn lên tới hàng chục triệu đơn vị. Cổ phiếu thép cũng chìm trong sắc đỏ, HSG và NKG thậm chí giảm sàn. Một số bluechips như SAB, VRE, VHM, HPG tạo lực đè mạnh lên thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 6,46 điểm (0,66%) lên 981,65 điểm; HNX-Index tăng 0,61% lên 99,77 điểm và UPCom-Index tăng 0,04% lên 72,28 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức cầm chừng với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 12.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 634 tỷ đồng. Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào KDH, POW cùng các cổ phiếu DGC, VNM trong khi bán ròng CTG, VIC.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng hơn 26 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng ghi nhận xấp xỉ 524 tỷ đồng

Tại chiều mua, cổ phiếu bất động sản KDH được khối ngoại mua ròng tích cực với 101 tỷ đồng, bên cạnh cổ phiếu POW cũng mua ròng 56 tỷ đồng, DGC được mua ròng 53 tỷ đồng. Ngoài ra, danh sách mua ròng còn có cổ phiếu VNM và SSI với giá trị lần lượt 50 tỷ đồng và 38 tỷ đồng.

Ngược lại, CTG và VIC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị lần lượt là 55 tỷ đồng và 34 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách bán ròng còn có HSG (31 tỷ đồng), HDB (29 tỷ đồng) và FUESSVFL (23 tỷ đồng).

Phiên 8/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 600 tỷ đồng trong ngày thị trường hồi phục - Ảnh 1.

Trên HNX, khối ngoại mua ròng hơn 4,5 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng gần 102 tỷ đồng.

PVS hôm nay được khối ngoại mua ròng đột biến với 94 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới IDC, PVI và CEO với giá trị từ 1-5 tỷ đồng.

Ngược lại, VCS, SHS, PVC,... cũng bị bán ròng vài trăm triệu đồng trên HNX.

Phiên 8/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 600 tỷ đồng trong ngày thị trường hồi phục - Ảnh 2.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua ròng gần 9 ỷ đồng.

Cổ phiếu VEA hôm nay được khối ngoại mua ròng 2 tỷ đồng, tương tự, QNS, ACV, MCH cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu 2 tỷ đồng.

Trong khi đó, VTP hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại QTP, ICN, CSI, VLC,..

Phiên 8/11: Khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 600 tỷ đồng trong ngày thị trường hồi phục - Ảnh 3.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Tài sản nhóm siêu giàu Trung Quốc biến động mạnh

Năm nay, tài sản của nhóm siêu giàu Trung Quốc biến động mạnh nhất trong hai thập kỷ qua, do tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine, các biện pháp chống COVID-19 ở Trung Quốc và sụt giảm của chứng khoán, theo xếp hạng được công bố ngày 8/11.

Một ngân hàng đã vượt VietinBank, Vietcombank, BIDV trở thành nhà băng có thu nhập dịch vụ lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2021, Vietcombank và BIDV là 2 ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cao nhất hệ thống. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập ở mảng kinh doanh này sụt giảm đã khiến thứ hạng của Vietcombank và BIDV lùi xuống, để lại vị trí "quán quân" và "á quân" thuộc về 2 nhà băng khác.