Doanh nghiệp

Doanh nghiệp bất động sản dốc lòng kiến nghị trong cuộc họp với Phó thủ tướng

Doanh nghiệp bất động sản dốc lòng kiến nghị trong cuộc họp với Phó thủ tướng - Ảnh 1.

Một dự án bất động sản đang được xây dựng tại huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành cho biết ông có tham dự cuộc họp sáng nay. Cùng dự có Bộ Xây dựng, 15 doanh nghiệp bất động sản và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM.

Theo ông Nghĩa, đại diện lãnh đạo mỗi doanh nghiệp được phát biểu cụ thể những khó khăn vướng mắc trong vòng 10 phút với Phó thủ tướng. Về phía đơn vị, ông Nghĩa kể lại ý kiến của mình trình bày là xoay quanh nhà ở xã hội.

Ông cho rằng thủ tục pháp lý theo kiểu không biết "gà có trước hay trứng có trước" và kiến nghị điều chỉnh để có thể hoàn thành chiến lược 570.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025.

"Khi xin dự án nhà ở xã hội, theo quy trình là nộp hồ sơ Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhưng không thể chấp thuận đầu tư được vì sở căn cứ luật, nói tất cả dự án nhà ở xã hội phải phù hợp 100% quy hoạch thì họ mới chấp thuận đầu tư. Nhưng tôi khẳng định ở Việt Nam 100% dự án nhà ở không dự án nào là phù hợp 100% quy hoạch, cụ thể như ở TP.HCM.

Vì quy hoạch đã có 10 năm và không phù hợp với hiện nay. Đồng thời nhà ở xã hội hệ số tăng, dân số tăng; nhưng khi được ưu đãi theo điều 49 Nghị định 100 lại không phù hợp.

Khi đó, chúng tôi điều chỉnh cho phù hợp, các cơ quan nói chưa chấp thuận đầu tư thì không thể điều chỉnh, chúng tôi không biết cái nào có trước. Mong giải quyết điểm nghẽn này về nhà ở xã hội, thậm chí nhà ở thương mại cũng thế", ông Nghĩa bày tỏ.

Ông Nghĩa cũng cho rằng Nghị định 84 hướng dẫn, nhà ở xã hội, người ngoại tỉnh không được mua, trong tỉnh mới được mua, vậy nhà ở xã hội không thể làm tăng dân số cục bộ. Ông đặt câu hỏi: có thể bỏ qua tác động giao thông với đánh giá xã hội được không, để đỡ mất nhiều thời gian.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Phong, Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, cho hay cũng trình bày khó khăn của mình trong cuộc họp, và cho rằng khó khăn của Công ty Hoàng Quân cũng là khó khăn chung của "đồng nghiệp".

Cụ thể về vấn đề pháp lý, giải quyết trình tự thủ tục hành chính, vào cuộc thực thi của sở ban ngành địa phương, nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư, vốn tín dụng và một số vấn đề liên quan đất đai như sổ đỏ, nhà ở xã hội, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo ông Phong, những vướng mắc này, đại diện Bộ Xây dựng nói sẽ tập hợp báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.

Có một doanh nghiệp tham dự cuộc họp nhưng thời gian giới hạn, nên được đề nghị gửi ý kiến bằng văn bản cho Bộ Xây dựng và Phó thủ tướng. Vị đại diện doanh nghiệp này cho biết mỗi doanh nghiệp trình bày thẳng với Phó thủ tướng vấn đề cụ thể bị "nghẽn", điểm chung là đều gặp khó trong chuyện thực thi chính sách của ban ngành.


Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Tài sản nhóm siêu giàu Trung Quốc biến động mạnh

Năm nay, tài sản của nhóm siêu giàu Trung Quốc biến động mạnh nhất trong hai thập kỷ qua, do tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraine, các biện pháp chống COVID-19 ở Trung Quốc và sụt giảm của chứng khoán, theo xếp hạng được công bố ngày 8/11.

Một ngân hàng đã vượt VietinBank, Vietcombank, BIDV trở thành nhà băng có thu nhập dịch vụ lớn nhất trong 9 tháng đầu năm

9 tháng đầu năm 2021, Vietcombank và BIDV là 2 ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cao nhất hệ thống. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập ở mảng kinh doanh này sụt giảm đã khiến thứ hạng của Vietcombank và BIDV lùi xuống, để lại vị trí "quán quân" và "á quân" thuộc về 2 nhà băng khác.

Việt Nam tiêu thụ 12 tấn vàng trong quý III/2022

Báo cáo Xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu (không bao gồm thị trường OTC) trong quý III/2022 đạt 1.181 tấn, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng tại Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ vàng đạt 12 tấn.