Tài chính

Phát hoảng vì ChatGPT, Google vội bật chế độ

Sau gần 4 năm “quy ẩn”, cofounder Google Sergey Brin bất ngờ quay trở lại công ty nghiên cứu các dự án trí tuệ nhân tạo. Động thái trên được đưa ra, trong bối cảnh cuộc chạy đua công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt với ChatGPT, đang “nóng” hơn bao giờ hết tại Thung lũng Silicon.

Vào ngày 24 tháng 1, Brin xuất hiện gửi yêu cầu đầu tiên về quyền truy cập, theo Forbes. Một số nguồn tin cho biết yêu cầu này có liên quan đến LaMDA, chatbot ngôn ngữ của Google - một dự án được công bố vào năm 2021 song mới đây mới thực sự thu hút sự chú ý. Động lực đến từ việc Google đang nỗ lực cạnh tranh với đối thủ OpenAI, công ty vừa phát hành bot ChatGPT vào cuối tháng 11.

Dù đây chỉ là thay đổi nhỏ, song cho thấy Google đang xem xét một cách nghiêm túc những nguy cơ đến từ OpenAI cũng như các đối thủ khác. Được biết, Brin và đồng sáng lập Larry Page gần như biến mất khỏi Google từ năm 2019 sau khi Page trao quyền điều hành cho Sundar Pichai. Theo New York Times, gần đây, Pichai đã kêu gọi cho các nhà sáng lập đánh giá lại chiến lược AI và hỗ trợ đối phó với ChatGPT.

Theo các chuyên gia, bản thân Google đang ‘phát hoảng’ vì ChatGPT - một chatbot do Open AI phát triển và ra mắt vào ngày 30/11/2022. Đây được đánh giá là công cụ ‘trả lời câu hỏi như người thật’, có thể trình bày ý tứ logic, có chiều sâu và cực kỳ trôi chảy, ngay cả với các câu hỏi phức tạp. ChatGPT thậm chí có thể viết kịch bản, viết tiểu luận…

“Tôi bật ChatGPT lên và viết ‘OK, hãy cho tôi biết chi tiết từng bước cách thức hoạt động của thuật toán DBSCAN’. Nó ngay lập tức chỉ cho tôi từng bước một”, Tobias Zwingmann, một giáo viên dậy các khóa học AI trực tuyến nói. Đáng chú ý, giáo án được tạo ra bởi ChatGPT có chất lượng tốt đến mức bất ngờ. Chỉ cần chau chuốt lại chút ít, Zwingmann đã có thể sử dụng tài liệu này để giảng dạy.

Phát hoảng vì ChatGPT, Google vội bật chế độ báo động đỏ: Một co-founder bất ngờ quay về sau 4 năm quy ẩn để tìm giải pháp đối đầu - Ảnh 1.

Khi cuộc chạy đua công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở nên 'nóng' hơn, co-founder Google sau 4 năm vắng bóng đã bất ngờ quay trở lại để đối phó với ChatGPT.

Điều này khiến Google mới đây buộc phải ra ‘Báo động đỏ’ hay ‘Code Red’, với ý nghĩa: ‘Hai tay đặt hết lên bàn phím! Nhân viên dù phải làm thêm giờ, bỏ ăn bỏ ngủ cũng phải giải quyết xong vấn đề’.

“Có thể trong 1 hoặc 2 năm nữa, Google sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn. AI sẽ loại bỏ trang kết quả của công cụ tìm kiếm - nơi Google kiếm được nhiều tiền nhất”, Paul Buchheit, một trong những người tạo ra Gmail chia sẻ.

Tuy nhiên, theo các nhân viên nội bộ, lần bật báo động đỏ này chỉ mang tính ẩn dụ trước mối đe dọa của công cụ ChatGPT. Mục đích của Sundar Pichai - CEO của Google khi gióng lên hồi chuông cảnh báo này là: ‘Các anh phải coi mối đe dọa ChatGPT nghiêm trọng không khác gì việc Google Tìm Kiếm bị sập’. Tất cả nhằm ‘đánh thức’ nội bộ Google đừng ngủ quên chiến thắng.

Ngoài ChatGPT, Google cũng đang phải đối mặt với cáo buộc từ Bộ Tư pháp Mỹ, cho rằng tập đoàn này điều hành độc quyền bất hợp pháp mảng quảng cáo trực tuyến, đồng thời tìm cách kiểm soát tất cả các khía cạnh của thị trường. Cơ quan quản lý cũng khẳng định Google đóng vai trò then chốt trong các hoạt động phân bổ quảng cáo.

Phát hoảng vì ChatGPT, Google vội bật chế độ báo động đỏ: Một co-founder bất ngờ quay về sau 4 năm quy ẩn để tìm giải pháp đối đầu - Ảnh 2.

Google đang nỗ lực cạnh tranh với đối thủ OpenAI, công ty vừa phát hành bot ChatGPT vào cuối tháng 11.

Hiện giới lập pháp đang kêu gọi phá bỏ các bộ phận của Google. Theo các chuyên gia, việc chia tách cỗ máy quảng cáo của Google sẽ mang lại cho các nhà xuất bản và quảng cáo nhiều sự lựa chọn và linh hoạt giảm bớt sự phụ thuộc vào Google mà không lo chịu quá nhiều tổn hại.

“Google không phải cạnh tranh với ai. Họ chỉ việc đặt ra quy tắc để loại bỏ đối thủ của mình”, đơn kiện cho biết. Hệ lụy, là những công cụ, công nghệ quảng cáo sáng tạo hơn có thể sẽ không được ra đời.

Trước đó, Pichai đã công bố đợt sa thải nhân viên lớn nhất trong lịch sử, quyết định cắt giảm việc làm của khoảng 12.000 nhân viên, tương đương 6% lực lượng lao động như một cách tái tập trung công ty vào trí tuệ nhân tạo.

“Chúng tôi có một cơ hội rộng mở trước mắt với AI nên sẽ sẵn sàng tiếp cận nó một cách táo bạo và có trách nhiệm”, ông viết trong một email gửi nhân viên.

Phía công ty thừa nhận đang trải qua thời kỳ kinh tế khó khăn, song Pichai vẫn “tự tin về cơ hội to lớn nhờ sức mạnh của sứ mệnh, giá trị của các sản phẩm và dịch vụ cũng như các khoản đầu tư ban đầu vào AI”.

Theo: Forbes, WSJ

Cùng chuyên mục

Đọc thêm