Sức khỏe

Phát hiện sốc: Ruột non "ưu tiên" đường, bỏ mặc dinh dưỡng thiết yếu khác

Tóm tắt:
  • Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy nước uống có đường gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
  • Nhóm nghiên cứu mô phỏng thói quen tiêu thụ nước ngọt bằng chuột uống nước có 10% đường sucrose.
  • Ruột non ưu tiên hấp thu glucose hơn các dưỡng chất thiết yếu khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Gan không điều chỉnh được lượng glucose trong máu, dẫn đến kháng insulin và tiểu đường type 2.
  • Nghiên cứu nhấn mạnh cần có chính sách kiểm soát tiêu thụ nước ngọt và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Công trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm chuyên gia tại Đơn vị Nghiên cứu Tiên tiến về Chuyển hóa, Phát triển và Lão hóa (ARUMDA), trực thuộc Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (TIFR).

Nghiên cứu vừa được đăng tải trên Journal of Nutritional Biochemistry và thu hút sự quan tâm lớn từ giới khoa học.

Mô phỏng thói quen tiêu thụ nước ngọt của con người

Không giống nhiều nghiên cứu trước đây chỉ khảo sát tác động của đường trong điều kiện cực đoan hoặc ngắn hạn, nhóm nghiên cứu tại ARUMDA đã thiết lập mô hình mô phỏng sát với thực tế.

Chuột được cho uống nước chứa 10% đường sucrose - tương đương mức tiêu thụ thường thấy ở người sử dụng nước ngọt có đường hàng ngày.

Phát hiện sốc: Ruột non ưu tiên đường, bỏ mặc dinh dưỡng thiết yếu khác - 1

Trà sữa là loại đồ uống chứa nhiều đường ưa thích của giới trẻ (Ảnh: Getty).

Các nhà khoa học sau đó tiến hành phân tích sâu các phản ứng sinh học, chuyển hóa và gen học tại nhiều cơ quan khác nhau như ruột non, gan và cơ bắp, ở cả hai trạng thái: khi no và khi đói.

Đây là điểm đặc biệt của nghiên cứu, vì rất ít công trình trước đây phân biệt rõ phản ứng của cơ thể theo trạng thái dinh dưỡng.

Ruột non là "tâm điểm" rối loạn chuyển hóa

Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là vai trò trung tâm của ruột non trong quá trình gây rối loạn chuyển hóa.

Theo nhóm nghiên cứu, khi tiêu thụ đường kéo dài, lớp niêm mạc ruột non phát triển hiện tượng gọi là "nghiện đường" ở cấp độ phân tử, khiến nó ưu tiên hấp thu glucose (đường đơn) thay vì các dưỡng chất quan trọng khác như axit amin và axit béo.

Sự mất cân bằng trong hấp thu dưỡng chất này ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống phân phối năng lượng trong cơ thể, làm rối loạn chức năng của các cơ quan khác như gan và cơ bắp.

Đồng thời, việc dư thừa glucose liên tục trong máu chính là yếu tố kích hoạt hàng loạt phản ứng viêm, kháng insulin và cuối cùng dẫn đến rối loạn chuyển hóa.

Gan và cơ bắp cũng bị tổn thương nghiêm trọng

Trong khi ruột non hấp thu quá nhiều đường, gan lại không thể thích nghi kịp. Dù mức đường huyết tăng cao, gan không điều chỉnh được biểu hiện gen để xử lý glucose, mà ngược lại, còn kích hoạt quá trình sản xuất thêm glucose nội sinh (gluconeogenesis).

Đây là một cơ chế tự vệ sai lệch khiến mức đường trong máu càng tăng cao. Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình kháng insulin, dẫn đến tiểu đường type 2.

Đối với cơ bắp, nghiên cứu ghi nhận hiện tượng suy giảm chức năng ty thể - "nhà máy năng lượng" của tế bào. Điều này khiến cơ bắp giảm khả năng sử dụng đường để tạo năng lượng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém vận động, mất cân bằng năng lượng, và dần dần hình thành béo phì.

Tác động khác nhau giữa lúc no và lúc đói

Một điểm quan trọng khác được chỉ ra trong nghiên cứu là sự khác biệt lớn giữa phản ứng sinh học khi cơ thể ở trạng thái no và đói. Các nhà khoa học khẳng định, đây là yếu tố thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu dinh dưỡng trước đây.

Việc tiêu thụ đường kéo dài làm thay đổi cách cơ thể phản ứng với nguồn năng lượng đầu vào tùy theo từng thời điểm, dẫn đến rối loạn cả hai quá trình: đồng hóa (tổng hợp) khi no và dị hóa (phân giải) khi đói.

Những thay đổi này góp phần tạo ra một trạng thái chuyển hóa bất ổn định, kéo dài và nguy hiểm.

Trong bối cảnh mức tiêu thụ nước ngọt có đường ngày càng tăng trên toàn thế giới, các chuyên gia cho rằng đây là hồi chuông cảnh báo rõ ràng.

Các dữ liệu của Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức y tế toàn cầu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá mức nước ngọt có đường đang góp phần làm gia tăng nhanh chóng các bệnh chuyển hóa, đặc biệt ở giới trẻ và trẻ em.

Vì thế, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách kiểm soát tiêu thụ nước ngọt chặt chẽ hơn, song song với các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng mở ra những hướng đi mới trong điều trị bệnh chuyển hóa. Cụ thể, các nhà khoa học đề xuất việc can thiệp vào cơ chế hấp thu đường ở ruột non, hoặc cải thiện chức năng ty thể trong cơ bắp, có thể trở thành liệu pháp nhắm trúng đích trong tương lai.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.