Tài chính

Phác họa bức tranh BCTC ngân hàng quý 3: Động lực tăng trưởng đến từ đâu?

Đi sâu vào kết quả kinh doanh, các ngân hàng cho thấy khả năng xoay sở ấn tượng trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, đặc biệt là từ quý 3 tăng trưởng tín dụng chậm lại đáng kể và mặt bằng chi phí huy động vốn cao lên.

Hầu hết các ngân hàng đều đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt là thu từ dịch vụ như thẻ, bảo hiểm, thư tín dụng,…bên cạnh thu từ mảng cho vay.

VIB là một trong những ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận trên 40% trong 9 tháng đầu năm 2022. Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ và có đóng góp tốt từ thu nhập phi tín dụng. Thu nhập ngoài lãi của nhà băng này đạt hơn 2.400 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm, đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động.

Tại Sacombank, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đã đạt 4.440 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ và hoàn thành 84% kế hoạch năm. Thu ngoài lãi của nhà băng này đóng góp 39% vào tổng thu nhập hoạt động. Trong đó, tỷ trọng của lãi từ hoạt động dịch vụ đạt gần 24%.

Techcombank cho biết thu phí từ dịch vụ thẻ tăng trưởng 69,5% đạt 1.398,8 tỷ đồng, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm cũng tăng trưởng 50% so với cùng kỳ với mức phí bảo hiểm quy năm (APE) tăng 104% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn thu từ dịch vụ đã có đóng góp đáng kể, giúp Techcombank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm vượt mốc 20.000 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021.

MSB cũng cho biết đã đa dạng nguồn thu, nhằm giảm thiểu các biến động lãi suất của thị trường. Tổng thu nhập từ các hoạt động cốt lõi khác như hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư đạt hơn 2.500 tỷ, chiếm đến 32% tổng thu nhập hoạt động. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng cán mốc 4.824 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2021, thực hiện hơn 70% kế hoạch năm.

Bên cạnh sự chuyển dịch nguồn thu nói trên, một sự chuyển dịch đáng chú ý khác là trong cơ cấu tín dụng cũng giúp nhiều ngân hàng duy trì khả năng sinh lời. Trong quý 2 và quý 3, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ để có NIM cao, đồng thời là xu hướng phù hợp với bối cảnh trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản còn nhiều thách thức.

Tại VIB, tiếp tục lấy mảng bán lẻ là trọng tâm, nhà băng này đưa dư nợ bán lẻ vượt 200.000 tỷ đồng, là quy mô thuộc top đầu các ngân hàng tư nhân hiện nay. Tỷ trọng bán lẻ của VIB đã vượt hơn 90% và là một trong những cái tên dẫn đầu thị phần cho vay ô tô, thẻ tín dụng trên toàn quốc. Trong đó, 93% dư nợ cho vay bán lẻ có tài sản bảo đảm. Đối với các khoản vay bất động sản của VIB, 77% là cho vay mua nhà, 23% là cho vay sửa chữa nhà, tỷ lệ cho vay nhà dự án chỉ chiếm dưới 1% tổng danh mục cho vay bán lẻ bất động sản. Bên cạnh đó, VIB có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nằm trong nhóm thấp nhất ngành, khoảng 2.100 tỷ đồng, tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó phần lớn trái phiếu thuộc lĩnh vực sản xuất thương mại và tiêu dùng. Hết quý 3, VIB tiếp tục dẫn đầu hệ thống về chỉ số ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), đạt 31% trong 9 tháng đầu năm.

Ngoài VIB, một ngân hàng khác cũng cho thấy lợi thế của việc tập trung bán lẻ là ACB. Nhà băng này có danh mục tín dụng tập trung mảng bán lẻ với tỷ trọng 94%. Lợi nhuận trước thuế của ACB 9 tháng đầu năm đạt 13.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 50% so với cùng kỳ 2021 và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch cả năm. ROE của ACB đạt trên 27%.

Tại Techcombank, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đã tăng 61,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 222,4 nghìn tỷ đồng và chiếm 49% danh mục tín dụng của ngân hàng (tăng từ mức 36,4% cùng kỳ 2021); dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 22,7% so với cùng kỳ trong khi tín dụng cho doanh nghiệp lớn (bao gồm cho vay và trái phiếu) giảm 12,5% so với cùng kỳ.

Chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng hiện nay. Việc đẩy mạnh bán lẻ hay tăng thu dịch vụ (thẻ, bảo hiểm,…) đều cần đến số hóa. Và ở mặt khác, số hóa cũng góp phần giúp ngân hàng kiểm soát chi phí hoạt động ngày càng hiệu quả. Cùng với việc nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên, tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) của một số ngân hàng tiếp tục cải thiện mạnh mẽ thời gian gần đây. Điển hình như CIR tại VIB đã giảm từ 40% cùng kỳ xuống còn 34%, SHB giảm từ 24,8% xuống 21,2%, Vietcombank giảm từ 34,9% xuống 33,7%,…

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Tăng nóng và nhanh chóng nguội lạnh: Câu chuyện điện gió liệu có như điện mặt trời?

“Việt Nam với lợi thế bờ biển dài, nhiều địa thế phù hợp cho việc phát triển năng lượng điện gió, việc hoàn thành hết các trụ điện gió trên khắp cả nước vẫn còn đang trong quá trình thực hiện. Nên chúng tôi tin tưởng về việc phát triển ngành công nghiệp điện gió này là không ngừng nghỉ và câu chuyện phát triển này sẽ là một hành trình dài nhiều tiềm năng”.

Bị chiếm đoạt SIM điện thoại, mất tiền tỉ

Tài khoản email và số điện thoại cá nhân là "cánh cổng" mở vào nhiều tài khoản quan trọng, trong đó có cả tài khoản ngân hàng trực tuyến. Nhiều người công khai trên mạng xã hội và bị tấn công, chiếm đoạt tiền.