Tài chính

Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào?

Nói đến hệ thống nhà hàng lẩu, Haidilao rõ ràng là cái tên thương hiệu nổi bật nhất lúc này, không chỉ tại Trung Quốc mà còn ở khắp châu Á và rộng hơn là thế giới. Người sáng lập nên chuỗi nhà hàng lừng danh này là Trương Dũng. Ông trùm sinh năm 1970 này được mệnh danh là "vua lẩu" và để gây dựng được cơ đồ này, Trương Dũng đã trải qua một hành trình lập nghiệp còn hơn cả kỳ tích.

 Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 1.

Đi lên từ con số âm

Trương Dũng sinh ra trong một gia đình nghèo tại Giản Dương - huyện thôn quê hẻo lánh tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Với xuất thân như vậy, Trương Dũng không có điều kiện được học hành tử tế. Ông đã bỏ học từ năm cấp 3 và như nhiều người khác trong vùng, chỉ có lựa chọn đi làm công nhân, lao động chân tay để kiếm sống. Ở làng quê nghèo ấy, chắc chắn không một ai dám từng tưởng tượng về sau sẽ có một cậu bé trở thành tỷ phú nổi tiếng khắp châu Á.

Thời đi học, dẫu không có thành tích tốt nhưng Trương Dũng lại đặc biệt ham đọc sách và yêu thích thơ văn. Trong khi bạn bè bận đi chơi, ông lại thích mò đến thư viện. Năm 14 tuổi, ông đã bắt đầu say mê văn thơ của Tagore - nhà văn vĩ đại nhất trong văn học Ấn Độ hiện đại. Ông trùm Haidilao từng chia sẻ những tác phẩm lịch sử này đã định hình thế giới quan của mình về tâm lý và đạo đức con người.

 Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 2.

Người sáng lập Haidilao - nơi có món lẩu Tứ Xuyên nổi tiếng là người con của vùng đất này

Sau khi bỏ học để đi làm, Trương Dũng trở thành một thợ hàn và làm việc trong xưởng máy kéo. Công việc vất vả và bị coi là "không có tương lai" này chỉ đem lại cho ông mức lương còm cõi khoảng hơn 300.000 đồng/tháng. Thế nhưng ông không gắn bó được với nghề thợ hàn quá lâu vì cãi nhau với cấp trên.

Sống ở vùng quê lại luôn không có tiền, năm 19 tuổi, Trương Dũng mới lần đầu tiên được đi ăn nhà hàng tử tế một cách đúng nghĩa. Lần đi ăn hàng đầu tiên này đã gián tiếp thay đổi cả cuộc đời ông. Trương Dũng cảm thấy bất ngờ vì hóa ra nhà hàng cũng không hề tuyệt vời như mình tưởng tượng bao lâu, món lẩu dưới mức trung bình và nhân viên phục vụ rất thô lỗ.

Năm 1994, ông quyết định gom góp hết tiền mình tiết kiệm, vay mượn bạn bè để mở một quán lẩu mà ông cho là sẽ tốt hơn rất nhiều.

Từ tiệm ăn 4 bàn đến vài ngàn chi nhánh toàn thế giới

Năm 20 tuổi, Trương Dũng thuyết phục thành công 3 người bạn góp vốn 10.000 NDT (khoảng 35 triệu đồng) mở tiệm lẩu với mình. Dù góp tiền ít nhưng ông nhận điều hành, quán xuyến tất cả mọi việc và hứa sẽ giúp kiếm lại gấp 15 lần sau 5 năm, nếu không Trương Dũng sẽ đền bù cho bạn.

Cùng với vợ là Thư Bình, Trương Dũng những ngày đầu phải rất vất vả khi phải lo từ A đến Z, ngay cả khi quán ăn bé đến nỗi chỉ kê được 4 chiếc bàn. Cả hai vợ chồng nhà họ Trương trước đó đều không giỏi nấu ăn, thậm chí không biết cách nấu một nồi lẩu như thế nào vì đó là món ăn khá đắt đỏ với người dân nghèo như họ. Thế nhưng sau nhiều kiên trì và nỗ lực, họ vẫn thành công chế tạo ra được công thức nồi lẩu Haidilao mê hoặc thực khách.

 Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 3.

Trương Dũng và người vợ tào khang Thư Bình

Vì hương vị thức ăn ngon vừa miệng, lại vô cùng tận tâm, chu đáo phục vụ khách hàng, quán lẩu nhỏ 4 bàn của vợ chồng Trương Dũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong vùng. Đến năm 1998, Haidilao thành công thành quán lẩu lớn nhất vùng và có cơ sở thứ 2. Cứ như vậy, dần dần Haidilao mở rộng ra thêm và vẫn không ngừng phát triển cho tới ngày nay.

Công thức thành công của Haidilao không chỉ nằm ở hương vị món ăn, mà độc đáo, đặc trưng hơn cả là ở cung cách phục vụ. Khách hàng đến ăn lẩu ở Haidilao được phục vụ thực sự như "Thượng đế". Nhắc đến Haidilao, người ta nhớ đến những dịch vụ cực kỳ chu đáo như sơn móng tay, massage, dán màn hình điện thoại hay phục vụ múa mỳ tươi, snack miễn phí,... Haidilao không chỉ đem đến cho thực khách bữa ăn ngon mà còn là trải nghiệm dễ chịu và vui vẻ.

 Ông chủ Haidilao: Cậu bé sinh ra trong nghèo khó, bỏ học từ cấp 3 đã tạo nên chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới như thế nào? - Ảnh 4.

Ông chủ Haidilao từ tay trắng thành tỷ phú trong chỉ khoảng 2 thập kỷ

Dù chẳng được học hành bài bản ở trường lớp về kinh doanh hay nấu ăn, Trương Dũng và Thư Bình vẫn sát cánh bên cạnh nhau và tạo nên kỳ tích. Từ tiệm lẩu nhỏ năm ấy, giờ đây Haidilao đã có hơn 1.600 cơ sở toàn cầu và còn là thương hiệu khiến người Trung Quốc tự hào vì giúp quảng bá văn hóa ẩm thực đất nước ra quốc tế.

Vị tỷ phú 48 tuổi hiện nay vẫn là CEO kiêm Chủ tịch của Haidilao International Holding, công ty mẹ của đế chế Haidilao. Trương Dũng và vợ vẫn nắm giữ khoảng 58% cổ phần công ty và có khối tài sản khoảng 8 tỷ USD. Năm 2019, hai vợ chồng từng sở hữu 13,8 tỷ USD và là người giàu nhất Singapore - nơi họ mang quốc tịch hiện tại.

Từ một công nhân nghèo tay trắng, bỏ học sớm, Trương Dũng đã tự thân trở thành tỷ phú và gây dựng nên chuỗi nhà hàng nổi tiếng toàn cầu một cách ngoạn mục. Dẫu vậy, ông vẫn luôn vô cùng khiêm tốn. Khi được hỏi về bí quyết kinh doanh thành công của mình, Trương Dũng đã đáp: "Đừng hỏi tôi, hãy hỏi những người thực sự tài giỏi như Steve Jobs ấy".

Nguồn: CNBC, Business Insider

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới chứng tỏ kinh tế thế giới đang chật vật trong khó khăn

Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như đã muộn màng trong việc tăng lãi suất nhưng ít nhất họ cũng bắt đầu khởi động để bước lên con đường này, không giống như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nhưng cả hai ngân hàng sẽ phải tìm kiếm giải pháp cho mình để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan về lạm phát và tăng trưởng, trong bối cảnh các ngân hàng lớn trên thế giới đều đang tích cực thắt chặt tiền tệ.

Giá vàng ảnh hưởng đến đời sống người dân và nền kinh tế thế nào?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, giá vàng SJC cao gần như không có ảnh hưởng gì xấu đến nhu cầu trang sức và nền kinh tế, mà chỉ ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý, đơn giản là người dân muốn sở hữu loại vàng này, khi mua vào phải trả giá cao thì khi bán ra lại được thu về với giá cao.

Phương pháp đơn giản giúp các nhà đầu tư không chuyên xác định các vùng mua cổ phiếu phù hợp

Trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, thị trường đã trải qua những đợt điều chỉnh, gây ra nhiều hoang mang cho nhà đầu tư (NĐT). Mức giảm giá trên diện rộng và hiện tượng “call margin” xảy ra ở nhiều công ty chứng khoán khiến ngay cả những cổ phiếu cơ bản, có nền tảng tốt cũng bị ảnh hưởng.