Xã hội

Từ 1/9, các cá nhân làm từ thiện phải mở tài khoản ngân hàng riêng cho việc từ thiện và ghi chép đầy đủ

Ngày 5/7, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 41/2022/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.

Về mặt nguyên tắc, tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có các hoạt động liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện đều phải mở sổ để ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo và minh bạch thông tin theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Thông tư 41/2022 nêu rõ quy định với 3 đối tượng:

- Tổ chức, cơ quan, đơn vị có tổ chức kế toán riêng

- Tổ chức, cơ quan, đơn vị không tổ chức kế toán riêng

- Cá nhân

Trong đó, đối với cá nhân, Thông tư 41/2022 yêu cầu phải có trách nhiệm mở sổ ghi chép đầy đủ thông tin về kết quả tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện phải thực hiện theo quy định của Thông tư, đồng thời lập báo cáo và công khai tình hình tiếp nhận và phân phối và sử dụng nguồn đóng góp theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 10 về Mở sổ ghi chép, cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đống góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện phải thực hiện các quy định sau đây:

Thứ nhất, phải mở sổ sách để ghi chép các khoản đã tiếp nhận đóng góp tự nguyện của các nhà tài trợ; các khoản đã phân phối và sử dụng từ nguồn này để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện một cách chính xác, trung thực, đảm bảo công khai, minh bạch.

Thứ hai, việc ghi chép sổ sách phải thực hiện ngay khi bắt đầu thực hiện các hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện. Số liệu ghi chép phải liên tục theo trình tự thời gian và phản ánh đầy đủ các thông tin theo yêu cầu công khai số liệu.

Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới của trang sổ. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, nghiêm cấm mọi hành vi tẩy xóa, sửa chữa thông tin số liệu đã ghi chép trên sổ.

Thứ ba, kết thúc đợt vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện cá nhân phải thực hiện chốt sổ, theo đó cộng toàn bộ số liệu thu, chi và tính ra số tồn chưa sử dụng để lập báo cáo và công khai số liệu theo quy định của pháp luật. Đối với khoản tiếp nhận và sử dụng thông qua tài khoản tiền gửi ngân hàng phải thực hiện đối chiếu với số liệu ngân hàng nơi mở tài khoản định kỳ hàng tháng và đối chiếu khi kết thúc đợt vận động. Bản đối chiếu số liệu với ngân hàng hoặc sổ chi tiết tài khoản tiền gửi mà ngân hàng gửi đến phải được lưu trữ và công khai khi kết thúc đợt vận động.

Thứ tư, đối với khoản tiếp nhận tài trợ bằng tiền, cá nhân người vận động phải mở riêng tài khoản cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng theo quy định, không được nhận tiền tài trợ cho mục đích xã hội, từ thiện vào chung tài khoản sử dụng chi tiêu cá nhân của người vận động.

Nếu tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt, cá nhân tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mặt nhận tài trợ; trường hợp chưa sử dụng có thể đem gửi vào tài khoản được mở riêng cho mục đích xã hội, từ thiện tại ngân hàng.

Nếu tiếp nhận tài trợ bằng ngoại tệ, cá nhận phải bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và quản lý, sử dụng tiền Việt Nam để thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện.

Đối với tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, cá nhân người vận động có trách nhiệm bảo quản an toàn, phân phối kịp thời hiện vật đến các địa chỉ cần hỗ trợ.

Thứ năm, đối với các khoản đã phân phối và sử dụng từ nguồn đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động xã hội, các khoản này phải được ghi chép đầy đủ.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/9/2022. Xem Thông tư số 41/2022/TT-BTC tại ĐÂY

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Những sự kiện đáng chú ý trong tuần tới chứng tỏ kinh tế thế giới đang chật vật trong khó khăn

Ngân hàng Trung ương châu Âu dường như đã muộn màng trong việc tăng lãi suất nhưng ít nhất họ cũng bắt đầu khởi động để bước lên con đường này, không giống như Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Nhưng cả hai ngân hàng sẽ phải tìm kiếm giải pháp cho mình để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan về lạm phát và tăng trưởng, trong bối cảnh các ngân hàng lớn trên thế giới đều đang tích cực thắt chặt tiền tệ.

Giá vàng ảnh hưởng đến đời sống người dân và nền kinh tế thế nào?

Theo Luật sư Trương Thanh Đức, giá vàng SJC cao gần như không có ảnh hưởng gì xấu đến nhu cầu trang sức và nền kinh tế, mà chỉ ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý, đơn giản là người dân muốn sở hữu loại vàng này, khi mua vào phải trả giá cao thì khi bán ra lại được thu về với giá cao.

Phương pháp đơn giản giúp các nhà đầu tư không chuyên xác định các vùng mua cổ phiếu phù hợp

Trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, thị trường đã trải qua những đợt điều chỉnh, gây ra nhiều hoang mang cho nhà đầu tư (NĐT). Mức giảm giá trên diện rộng và hiện tượng “call margin” xảy ra ở nhiều công ty chứng khoán khiến ngay cả những cổ phiếu cơ bản, có nền tảng tốt cũng bị ảnh hưởng.

Từng được công bố giải ngân, nay deal Cello Fundamento ‘bể kèo’, Shark Hưng chính thức trở thành cá mập không rót đồng nào sau Shark Tank mùa 4

Cello Fundamento là startup thứ 5 được Shark Tank Việt Nam công bố vượt qua giai đoạn thẩm định và được giải ngân. Tuy nhiên, mới đây Shark Hưng chính thức công bố không đầu tư 2 tỷ vào Cello Fundamento như trên truyền hình, đổi sang hình thức tài trợ.