Kỹ năng sống

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại "đổ xô" tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ?

Theo trang Russia Beyond (RBTH), Nga đứng thứ 4 trên thế giới về quốc gia có nhiều thành phố có số dân trên 1 triệu người - xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số Nga hiện tại là gần 146 triệu người, chiếm 1,82% dân số thế giới và đứng thứ 9 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Với tổng diện tích đất là 16.299.981 km2, quốc gia này có 74,93% dân số sống ở thành thị (109.346.052 người vào năm 2019). Mức độ đô thị hóa của quốc gia này luôn ở mức trên 70% trong nhiều thập kỷ.

Vậy tại sao cư dân của quốc gia lớn nhất thế giới lại thích sống ở các thành phố lớn?

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại đổ xô tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ? - Ảnh 1.

Một khu dân cư ở Moscow.

Hầu hết các thành phố có hơn một triệu dân của Nga là kết quả của một chiến lược cụ thể của quốc gia nhằm mang lại cho các thành phố này vị thế đặc biệt và thu hút được nhiều nguồn tài trợ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có chất lượng giáo dục, nhà ở và y tế cao hơn nhưng vùng khác.

Vấn đề khí hậu cũng là một nguyên nhân lớn trong việc người dân đổ xô sống ở các thành phố lớn ở quốc gia này. Vào mùa đông, khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết, việc sống ở các thành phố lớn sẽ giúp người dân thuận tiện hơn trong việc di chuyển. Theo đó, tàu điện ngầm chỉ được xây dựng ở 13 thành phố lớn của Nga, do đó người dân cũng đổ dồn về khu vực này để đi làm thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, ở những thành phố lớn, các phương tiện giao thông công cộng cũng nhiều hơn và việc di chuyển trên đường xá cũng an toàn hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại đổ xô tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ? - Ảnh 2.

Tàu điện ngầm Mátxcơva.

Ngoài ra, những thành phố lớn này có nhiều trung tâm mua sắm, quán cà phê và trung tâm giải trí với những khu vực ấm áp. Ở đó mọi người có thể vui chơi cùng bạn bè hoặc gia đình ngay cả khi thời tiết chuyển xấu. Các thành phố lớn cũng sẽ hấp dẫn việc kinh doanh và đầu tư, từ đó cơ hội việc làm cũng nhiều hơn nên thu hút một lực lượng lao động lớn tới đây sinh sống và làm việc.

Chỉ riêng ở Mát-xcơ-va đã có hơn 12 triệu người sinh sống và khi tính cả cư dân của vùng lân cận Mát-xcơ-va thì con số đó lên tới hơn 20 triệu người.

Ngoài thủ đô của Nga, còn có hơn 1 triệu người dân sống ở các thành phố sau: Petersburg (5 triệu), Novosibirsk (1,6 triệu), Ekaterinburg (1,5 triệu), Kazan (1,3 triệu), Nizhny Novgorod (1,2 triệu), Chelyabinsk (1,2 triệu), Samara (1,1 triệu), Omsk (1,1 triệu), Rostov-on-Don (1,1 triệu), Ufa (1,1 triệu), Krasnoyarsk (1,1 triệu), Voronezh (1,1 triệu), Perm (1,1 triệu), Volgograd (1 triệu).

Từ làng quê đến thành thị

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại đổ xô tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ? - Ảnh 3.

Nizhny Novgorod về đêm.

Ngoài Moscow và St. Petersburg, các thành phố lớn chỉ xuất hiện ở Nga từ khoảng gần thế kỷ 20. Theo điều tra dân số năm 1897, Moscow có khoảng một triệu cư dân, trong khi St. Petersburg có 1,3 triệu người. Các thành phố hơn một triệu người tiếp theo chỉ xuất hiện vào cuối những năm 1960 và bao gồm Gorky (nay là Nizhny Novgorod), Novosibirsk, Kuibyshev (nay là Samara) và Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg).

Vấn đề là trước Cách mạng 1917, chỉ 15% người Nga sống ở thành thị trong khi số còn lại sống ở làng quê và làm nông nghiệp. Điều này đã thay đổi khi chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Vào những năm 1920, các thành phố đã mọc lên xung quanh các nhà máy và khu khai thác trên khắp đất nước. Những khu vực này không chỉ nhằm cung cấp cho người dân công việc và nhà ở mà còn mang đến cho họ các hoạt động xã hội và giải trí thú vị.

Nước Nga đất rộng người thưa, tại sao người dân lại đổ xô tới sống ở các thành phố chật chội và đắt đỏ? - Ảnh 4.

Một khu dân cư ở Yekaterinburg.

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng này thậm chí không dừng lại trong Thế chiến II, trong đó hơn 50 thành phố được thành lập do nhiều nhà máy được sơ tán khỏi miền trung nước Nga. Kết quả cuối cùng của tất cả những điều này là vào giữa thế kỷ 20, nhiều người dân đã di cư đến các thành phố để tìm kiếm công việc tốt hơn, giáo dục và điều kiện sống thoải mái hơn.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Hé lộ sân khấu, kịch bản Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022

Tại cuộc buổi họp báo Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022 ngày 2/12, nhà báo Lê Xuân Sơn cho biết cuộc thi vẫn tạo được điều khác biệt và đánh giá các thí sinh đẹp, tỏa sáng hơn nhiều so với vòng Sơ khảo. Bên cạnh đó, đạo diễn Hoàng Nhật Nam tiết lộ về sân khấu và chương trình đêm Chung kết cùng những nỗ lực của ban tổ chức, ban giám khảo để tìm ra người kế nhiệm Hoa hậu Đỗ Thị Hà.

Giải cứu cơn khát vốn của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô khá ổn định, nếu sớm giải cứu cơn khát vốn của doanh nghiệp thì kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục ghi nhận những đột phá mới.