Có một người phụ nữ trung niên đã đến gặp bác sĩ khi phát hiện mình có những "quả anh đào nhỏ" mọc trên lưng, kích thước bằng hạt lúa mì. Bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán những quả anh đào này là "u máu tuổi già". Nguyên nhân gây bệnh là sự tăng sản các mao mạch ở bì và hạ bì
Trên thực tế, căn bệnh này rất phổ biến với người lớn tuổi. U máu tuổi già thường được gọi là "u máu đỏ", thường có hình bầu dục hoặc tròn, có hình dạng là những u nhú màu đỏ sẫm đường kính 0,5 - 0,6 mm, kết cấu mềm, cao hơn bề mặt da. U máu xuất xuất hiện ở tuổi trưởng thành và tăng dần theo tuổi tác.
Dấu hiệu của sự lão hóa
"Nốt ruồi máu" hay "u máu do tuổi già" xuất hiện khi cơ thể đã lão hoá. Tuy gọi là u máu người già nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi và thậm chí cả thanh thiếu niên. Sẽ có sự khác biệt về số lượng và tuổi xuất hiện. Những u máu này xuất hiện phổ biến nhất trên thân và các chi, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không có ở các bộ phận khác.
Số lượng nốt ruồi tăng dần theo tuổi tác giống như những "đốm đồi mồi", đến một độ tuổi nào đó thì hầu hết ai cũng sẽ mắc phải, đó là hiện tượng sinh lý bình thường nên bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết các u máu dạng nốt ruồi son thường có kích thước nhỏ, nông, lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ.
Những "nốt ruồi đỏ" cảnh báo cơ thể đang mang bệnh
Ai cũng có ít nhiều những nốt ruồi, nếu phát hiện trên cơ thể có những nốt ruồi nhỏ màu đỏ này thì đó có thể là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh tật.
1. Nốt ruồi nhện - bệnh về gan cần đặc biệt cẩn thận
Nốt ruồi nhện có liên quan đến quá trình chuyển hóa estrogen. Thiếu nữ tuổi dậy thì và phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện nốt ruồi nhện do hàm lượng estrogen trong cơ thể tăng lên, đây là hiện tượng bình thường nên bạn đừng quá lo lắng, những nốt ruồi nhện này sẽ biến mất khi già đi.
Tuy nhiên, nếu một người đàn ông hoặc một phụ nữ lớn tuổi đột nhiên xuất hiện nốt ruồi nhện, họ nên cảnh giác. Rất có thể, đây là nốt ruồi nhện thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, mãn tính, hoặc xơ gan.
Nốt ruồi nhện còn được biết tới với tên gọi là "sao mạch". Đây là hiện tượng u mạch hơi nổi trên bề mặt da, sau đó từ nhánh mạch nhỏ lan tỏa ra xung quanh (giống mạng nhện).
Nếu thấy trên da có rất nhiều nốt ruồi nhện, hoặc nốt ruồi nhện cũ ban đầu đột ngột tăng lên đáng kể, bạn phải cảnh giác với khả năng bị xơ gan, hoặc thậm chí ung thư gan. Nốt ruồi nhện trong trường hợp này chính là một dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra chức năng gan và siêu âm gan càng sớm càng tốt để loại trừ các khối u ác tính và các bệnh lý gây suy gan.
2. Ban xuất huyết
Chấm đỏ hoặc tím trên da, không mờ khi ấn nhẹ thường do vỡ mao mạch, trong y học gọi là ban xuất huyết.
Ban xuất huyết là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của các bệnh xuất huyết. Một khi ban xuất huyết được phát hiện, nó sẽ dẫn đến các khả năng sau:
Ban xuất huyết ở mắt: Rất phổ biến, do thành mạch máu bị tổn thương.
Ban xuất huyết giảm tiểu cầu: Hầu hết là do giảm tiểu cầu, tăng và rối loạn chức năng.
Rối loạn đông máu do thiếu các yếu tố đông máu, các chất chống đông máu trong tuần hoàn hoặc tăng tiêu sợi huyết.
Lời khuyên về sức khỏe: Nếu đột nhiên xuất hiện các ban xuất huyết không rõ nguyên nhân trên da, bất kể số lượng nhiều hay it, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ da liễu tư vấn.
Điều trị nốt ruồi liệu có cần thiết?
Nếu nốt ruồi đỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe, không lan rộng và lành tính thì nhìn chung không cần điều trị. Nếu bạn cảm thấy rằng nó ảnh hưởng đến vẻ ngoài, bạn có thể điều trị bằng laser.
Phương pháp này giúp tẩy nốt ruồi đỏ mà không làm tổn thương da, nang lông và không để lại sẹo. Hơn nữa, tẩy nốt ruồi bằng laser giúp phục hồi nhanh chóng và không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Tuy nhiên không nên tẩy nốt ruồi trên cơ thể một cách tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Theo Healthline, Aboluowang