Sống trong thời đại công nghệ phát triển, các sản phẩm điện tử dường như đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi cuộc sống. Cũng bởi thế nên trẻ em ngày nay được tiếp cận với các thiết bị công nghệ từ rất sớm. Nhiều bậc cha mẹ bận rộn nên vô tình khiến những chiếc TV, điện thoại trở thành "cứu tinh" của chính mình. Mỗi khi trông con, cho trẻ ăn hay muốn có thời gian để làm những việc khác ăn... các bậc phụ huynh thường bật TV để có thể khiến trẻ ngoan hơn hoặc an tâm làm việc. Bởi trước một thế giới diệu kỳ trên màn hình, hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ ngồi im chăm chú theo dõi.
TV đôi khi là giải pháp giúp cha mẹ nhàn rỗi hơn nhưng lại gây ra những tác hại khôn lường. Việc nghiện xem TV từ bé có thể gây hại đến thị lực của trẻ, thậm chí sự phát triển về thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trên thực tế, những đứa trẻ thích xem TV từ nhỏ và không xem TV lớn lên cũng sẽ có sự khác biệt. Cha mẹ nên lưu ý để con có thể phát triển toàn diện nhất.
1. Ảnh hưởng đến tính cách và hành vi của trẻ
Viện nghiên cứu Đại học Harvard đã thực hiện cuộc khảo sát trong 30 năm và phát hiện ra rằng nếu một đứa trẻ tiếp xúc với TV trong một thời gian dài, tính cách và hành vi của chúng sẽ có chiều hướng tiêu cực và hung hăng hơn những đứa trẻ khác.
Nguyên nhân được cho là không phải tất cả các chương trình truyền hình hiện nay đều được thiết kế dành cho trẻ em. Nếu bố mẹ không cho trẻ xem các kênh phù hợp mà để trẻ tự chọn sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhận thức và hành vì của trẻ. Trên TV có nhiều cảnh bạo lực và trẻ không thể nhận biết đúng sai khi còn quá nhỏ nên sẽ bắt chước theo. Đây là điều mà các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.
2. Ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ
Để nghiên cứu xem liệu xem TV có ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của trẻ hay không, một thí nghiệm đặc biệt cũng đã được được đại học Harvard thực hiện. Mười đứa trẻ được chia thành hai nhóm: nhóm nghe kể chuyện công chúa Bạch Tuyết và nhóm xem trên phim ảnh. Sau đó, chúng được yêu cầu vẽ các nàng công chúa trong tưởng tưởng của mình.
Kết quả, các nàng công chúa do hai nhóm trẻ vẽ hoàn toàn khác nhau về ngoại hình hay những những chi tiết nhỏ. Hầu hết, các bé khi nghe kể chuyện đều có trí tưởng tượng phong phú, các nàng công chúa do các bé vẽ sẽ có nhiều họa tiết hơn. Trong khi đó, nhóm các trẻ xem trên phim ảnh đều có hình tượng công chúa trong tưởng tưởng khá giống nhau về các chi tiết cũng như màu sắc.
Nghiên cứu này có thể chỉ ra rằng: TV có thể củng cố tư duy của trẻ em, những nhóm trẻ được xem phim đã nhìn thấy tạo hình của nhân vật và bộ não sẽ ghi nhớ những điều đó. Do đó, trẻ sẽ không phát huy hết sự sáng tạo của bản thân như những đứa trẻ chỉ được biết về nhân vật thông qua lời kể.
3. Ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
Nghiên cứu của đại học Harvard cũng cho thấy rằng những đứa trẻ thích xem TV từ nhỏ có khả năng tập trung rất kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ.
Nhiều đứa trẻ có học lực tốt khi chúng còn nhỏ nhưng khi lớn lên, điểm số của chúng sẽ có xu hướng thấp dần. Cha mẹ thường sẽ nghĩ rằng do trẻ chưa nắm vững kiến thức cơ bản, nhưng thực ra tất cả là do sự tập trung.
Nguyên nhân là khi cấp học tăng lên, kiến thức sẽ được truyền tải nhanh hơn, khó hơn đòi hỏi trẻ phải tập trung và phát huy khả năng tư duy để nắm bắt được bài học. Nếu các em không tập trung theo dõi, chểnh mảng học tập sẽ khó theo kịp bài học. Dần dần, điểm số của trẻ cũng sẽ giảm sút, nếu không sớm khắc phục, điều này sẽ tạo nên sự chênh lệch rất lớn giữa trẻ và bạn bè. Do đó, việc trẻ học hành sa sút đi không phải do IQ mà là trẻ thiếu dần sự tập trung.
Làm thế nào để trẻ "không nghiện" xem TV?
Trên thực tế, việc xem TV không có gì đáng lo ngại nếu cha mẹ luôn quan tâm đến con cái, giới hạn thời gian và nội dung xem cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đồng hành, cùng trẻ xem TV và giải thích nội dung trên tivi cho con để trẻ có thể tiếp thu và hiểu sâu hơn những nội dung đang xem. Đồng thời, cha mẹ cũng nên giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu về việc tại sao bé không thể xem một số chương trình.
Sự tương tác giữa cha mẹ và con cái trong quá trình xem TV không những góp phần gắn kết cha mẹ với trẻ mà còn đồng thời thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
(Theo Sohu)