Vào lúc 12h54 theo giờ Hà Nội, Nikkei giảm 15%, tương đương 5.400 điểm. Kospi của Hàn Quốc cũng mất hơn 10%. Trước đó, vào lúc 11h30, Nikkei 225 giảm 7,56%, tương đương 2.735 điểm. Cú bán tháo đầu phiên đã quay trở lại sau một quãng thời gian phục hồi.
Sau cú giảm 7% lúc đầu phiên, có thời điểm Nikkei 225 phục hồi một chút chỉ còn giảm giảm 1,655 điểm, tương đương 4,6%. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục bán các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, khiến đà giảm kéo dài.
Ngay đầu phiên, các cổ phiếu hàng đầu như Mitsubishi, Mitsui và Co, Sumitomo và Marubeni đều giảm khoảng 10%. Ở mức giảm 7%, cả Nikkei và Topix đều tiến gần vào lãnh thổ thị trường gấu, ám chỉ mức giảm 20% so với đỉnh cao nhất mọi thời đại ngày 11/7.
Trong phiên giao dịch thứ 6 tuần trước, cả Nikkei 225 và Topix đều giảm lần lượt 5 và 6%. Đó là phiên tồi tệ nhất của Topix trong 8 năm gần đây và cũng là phiên tệ nhất của Nikkei kể từ tháng 3/2020.
2 phiên giảm sâu cuối tuần trước của chứng khoán Nhật Bản xảy ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phát tín hiệu can thiệp đồng yên, giúp đồng tiền này tăng lên chỉ còn gần 150 yên đổi 1 USD. Đồng yên tăng cao khiến các cổ phiếu hưởng lợi từ đồng yên thấp bị bán tháo.
S&P/ASX của Australia cũng giảm tới 3% trong khi KOSPI của Hàn Quốc mất tới gần 7%. Chứng khoán Trung Quốc cũng chìm trong sắc đỏ nhưng đang xanh trở lại. Cụ thể, Shanghai Compositetăng 0,07% trong khi ShenZhen Component tăng 0,37%. Hang Seng Index giảm nhẹ với 0,24%.
Trước đó, trong phiên giao dịch cuối tuần, số liệu việc làm thấp hơn mong đợi đã gây ra cú bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ. Dow Jones có lúc giảm gần 1.000 điểm trước khi phục hồi về mức giảm hơn 600 điểm. Riêng Nasdaq vẫn giảm sâu với mức giảm 2,43%. Nhiều cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.
Tham khảo: CNBC